1. Nguyên nhân nào dẫn đến dị vật đường thở trẻ em ?
Trẻ nhỏ: Sặc sữa, cơm, cháo, thuốc
Đồ chới trẻ em
Trẻ lớn: Hạt đậu, mãng cầu, mận, Saboche……
Đồ chới trẻ em
Trẻ lớn: Hạt đậu, mãng cầu, mận, Saboche……
2. Làm sao nhận biết trẻ mắc dị vật đường thở ???
Dấu hiệu nhận biết: bệnh cảnh xảy ra đột ngột
Trẻ khỏe mạnh đang chơi hoặc đang ăn
Hội chứng xâm nhập
Ho sặc sụa
Tím tái
Khó thở, nghe tiếng rít
Dị vật đường thở: bé ho, sặc sụa sau đó tím tái , khó thở thực hiện thủ thuật sơ cứu dị vật đường thở
Chống chỉ định:
Dị vật đường thở: bé ho, sặc sụa sau đó bé hồng hào , khó thở nhẹ hoặc không khó thở không nên thực hiện thủ thuật cấp cứu dị vật đường thở, giữ yên trẻ khám chuyên khoa tai mũi họng soi gắp dị vật
Hội chứng xâm nhập
Ho sặc sụa
Tím tái
Khó thở, nghe tiếng rít
3. Khi nào thực hiện việc sơ cứu, khi nào không ???
Chỉ địnhDị vật đường thở: bé ho, sặc sụa sau đó tím tái , khó thở thực hiện thủ thuật sơ cứu dị vật đường thở
Chống chỉ định:
Dị vật đường thở: bé ho, sặc sụa sau đó bé hồng hào , khó thở nhẹ hoặc không khó thở không nên thực hiện thủ thuật cấp cứu dị vật đường thở, giữ yên trẻ khám chuyên khoa tai mũi họng soi gắp dị vật
4. Thực hiện sơ cứu dị vật đường thở trẻ em thế nào ???
-Kỹ thuật:Trẻ nhỏ: thực hiện thủ thuật vỗ lưng ấn ngực
Trẻ lớn: thực hiện thủ thuật Heimlich
-Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực
Trẻ sơ sinh và nhũ nhi: không sử dụng thủ thuật heimlich mà sử dụng thủ thuật vỗ lưng ấn ngực vì nguy cơ chấn thương tạng.
***Đặt trẻ nằm sấp dọc theo cánh tay cấp cứu viên, đầu thấp, người cấp cứu đặt tay dọc lên đùi mình và dùng gót bàn tay còn lại vỗ nhẹ và nhanh 5 cái lên lưng trẻ vùng giữa hai xương bả vai.
***Nếu dị vật không bật ra, lật ngược trẻ lại, đặt nằm dọc trên đùi ở tư thế đầu thấp. Ấn ngực 5 lần tại vị trí ép tim với tần suất 1 lần/giây.
Làm sạch đường thở giữa các lần vỗ lưng ấn ngực, quan sát khoang miệng,dùng tay lấy dị vật nếu nhìn thấy, không dùng ngón tay đưa sâu để lấy dị vật.Sau mỗi động tác làm sạch đường thở, xác định theo dị vật đã được tống ra chưa và đường thở đã được giải phóng chưa, nếu chưa được lặp lại trình tự các động tác thích hợp tới khi thành công.
-Thủ thuật Heimlich
Trẻ còn tỉnh
Bước 1: Cấp cứu viên đứng sau lưng trẻ .
Bước 2: Vòng 2 tay ra trước, quàng lấy bụng người bệnh. Đặt 1 nắm tay vùng thượng vị ngay đầu dưới xương ức, bàn tay kia đặt chồng lên.
Bước 3: Giật tay lên thật mạnh và đột ngột ấn mạnh nhanh 5 lần theo hướng từ trước ra sau, từ dưới lên. Động tác này phải thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.Hemich tư thế đứng
Trẻ hôn mê
Đặt trẻ nằm ngửa trên nền đất hoặc ván cứng. Cấp cứu viên quỳ gối, hai đầu gối đặt mé ngoài gối của nạn nhân.
Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, đặt gót bàn tay lên vùng dưới xương ức trẻ . Đột ngột ấn mạnh và nhanh 5 lần theo hướng từ trước ra sau.Hemich tư thế nằm
Chú ý:
Khi dị vật ra khỏi họng và nằm tại miệng trẻ , cần lấy vật này ra một cách thận trọng, tránh để dị vật tụt vào họng trở lại. Sau đó: kiểm tra phổi, bụng, mở miệng dùng đè lưỡi, gắp dị vật nếu nhìn thấy, không dùng tay móc dị vật nếu không thấy. Có thể dùng kìm magill để gắp dị vật sau hầu. Thông khí nếu người bệnh giảm tri giác và lặp lại các bước nếu cần.
Nếu đường thở tắc nghẽn hoàn toàn và không thông khí được bằng mask hoặc nội khí quản, cân nhắc chọc nhẫn giáp và mở khí quản.
5. Những động tác cần tránh khi bé mắc dị vật ???
Cần tránh: Chổng đầu bé xuống
Cần tránh: Móc họng trẻ
Không ăn, bú, uống thuốc khi đáng khóc, cười
Thuốc dạng siro hoặc tán nhuyễn
Không chơi vật dụng nhỏ, hạt
6. Phòng ngừa dị vật đường trở trẻ em thế nào ???
Cho bú sữa đúng cáchKhông ăn, bú, uống thuốc khi đáng khóc, cười
Thuốc dạng siro hoặc tán nhuyễn
Không chơi vật dụng nhỏ, hạt
THEO THS BS NGUYỄN HỮU NHÂN – TRƯỞNG KHOA CẤP CỨU
NGUỒN BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ
Để nắm rõ chi tiết về thủ thuật hơn. Xin mời mọi người theo dõi Video sau và tự thực tập tại nhà:
- Video xử lý sặc sữa ờ trẻ nhỏ:
- Cấp cứu dị vật với thủ thuật Heimlich