Thời điểm giao mùa trong năm là giai đoạn số bệnh nhi tăng nhiều tại các Bệnh viện Nhi, Phòng khám, Trạm Y Tế, .... Vậy tại sao vào giai đoạn này, trẻ lại dễ mắc bệnh như vậy? Có phường pháp nào phòng tránh bệnh cho trẻ hay không ???
Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ phần nào hiểu hơn và có cách chăm sóc tốt hơn cho bé. Từ đó, mang lại hiệu quả phòng bệnh cao hơn.
Tại sao trẻ thường mắc bệnh khi chuyển mùa ???
- Thời tiết thay đổi đột ngột là trẻ chưa thích ứng kịp với thời tiết- Do trẻ chưa biết tự mình bảo vệ cơ thể trước thay đổi môi trường
- Sức đề kháng của trẻ còn yếu
- Thuận lợi của các tác nhân gây bệnh
Các bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa là gì ???
- Viêm mũi họng , cảm- Viêm phế quản
- Viêm tiểu phế quản
- Viêm phổi
- Suyễn
Làm sao biết trẻ bệnh gì ? Có cần uống thuốc hay không?
Việc chẩn đoán và quyết định sử dụng thuốc thế nào , có cần sử dụng kháng sinh hay không phụ thuộc vào sự thăm khám và theo dõi của Bác Sĩ.Vì vậy, nên đưa trẻ đến gặp Bác Sĩ và tuân thủ sự điều trị của Bác Sĩ.
1/ Viêm hô hấp trên: viêm mũi , viêm họng , viêm tai ,....
Bệnh thường khởi đầu là do virus. Nếu không điều trị và chăm sóc tốt sẽ dẫn đến bội nhiễm
2/ Viêm hô hấp dưới:
- Viêm phế quản
- Viêm tiểu phế quản: khò khè nhiều, sau khỏi bệnh có khi vẫn còn khò khè
- Viêm phổi / viêm phế quản phổi
- Viêm phế quản co thắt
Chăm sóc bé thế nào? Khi nào cần đến gặp Bác sĩ???
XỖ MŨI - CHẢY MŨI- Trẻ em thế nào cũng có lúc nghẹt mũi, xổ mũi, khụt khịt
Xổ mũi, nghẹt mũi sẽ làm bé khó ngủ, khó bú
Xổ mũi, nghẹt mũi làm bé không thở mũi được, phải thở miệng dẫn đến ho, đau họng
Dịch nhầy mũi ứ đọng lâu nếu không được làm sạch sẽ dẫn tới bội nhiễm: dịch nhầy xạnh đục và có thể thành nhiễm trùng.
- Chăm sóc tại nhà:
Nhỏ mũi cho bé + hút mũi. Thoa dầu vào lòng bàn chân bé
Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phòng xem có nóng quá hay lạnh quá không
Không nên hút hay bơm rửa sâu quá tại nhà. Cần đến Bác sĩ thực hiện để an toàn cho trẻ
Nhỏ mũi cho bé: mỗi khi ra ngoài về, khi thức dây và khi tắm
Khi thời tiết thay đổi chăm sóc bé kỹ chút
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
Bệnh thường hay gặp vào thời điểm giao mùa
Triệu chứng: 1 -2 ngày đầu sốt, ho, xổ mũi sau đó khò khè (có thể nhầm lẫn nghẹt mũi và khò khè)
Cần đến khám Bác sĩ ngay khi: sốt cao không hạ, bỏ bú, thở nhanh, rút lõm ngực
Chăm sóc bé tại nhà:
- Cho bé bú đủ nước, sẽ làm đàm ít cô đặc hơn
- Nhỏ nước muối sinh lý, hút mũi đơn thuần tại nhà, thoa dầu vào lòng bàn chân bé
- Tái khám đúng hẹn
- Dùng thuốc đúng chỉ định Bác sĩ.
SUYỄN - HEN
5-10% bị, mức độ khác nhau
Triệu chứng nghi ngờ:
Ho kéo dài, dễ ho khi vận động nhiều, khi khóc, khi cười, ho nhiều về đêm
Thở khò khè, thở khó, thở rút lõm ức
Khám Bác sĩ để chẩn đoán chính xác hơn.
Trẻ nào dễ mắc bệnh suyễn
Bị chàm, bị viêm mũi dị ứng - di truyền nhất là ở Cha Mẹ
Trẻ hay bị bệnh hô hấp , sinh nhẹ cân
Tiếp xúc khói thuốc lá
Các yếu tố làm tăng cơn suyễn (cần ghi nhớ để tránh)
Thức ăn: thường là hải sản, các loại hạt
Khói bụi: thuốc lá, mùa sơn, mùa hóa chất,...
Vận động quá mức
Bị bệnh đường hô hấp
Chăm sóc tại nhà:
Tư vấn Bác sĩ cách phòng ngừa và theo dõi
Biết cách xử dụng thuốc cắt cơn tại nhà nếu bé đã từng lên cơn nặng
Phòng ngừa rất quan trọng, tránh yếu tố lên cơn. Tiêm ngừa phế cầu, cúm ,...
Tại Long An, Trung Tâm Nhi - Tai Mũi Họng Đức Phúc là nơi có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong khám và điều trị các bệnh hô hấp trẻ em. Phòng khám có đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Nhi và chuyên khoa Tai Mũi Họng với các thiết bị nội soi, phun khí dung , hút dịch nhầy, đàm nhớt giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn
Hãy gọi 0272 3826298 đặt lịch khám để tiết kiệm thời gian chờ đợi