NỘI SOI TAI MŨI HỌNG CHO TRẺ: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

tháng 5 01, 2019


Nội soi tai mũi họng cho trẻ em là một trong những kỹ thuật y khoa được sử dụng phổ biến hiện nay để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng. Tuy nhiên, quá trình nội soi cần lưu ý điều gì, những sự cố cũng như rủi ro có thể xảy ra thì không phải bậc phụ huynh nào cũng nắm rõ. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ tai mũi họng về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Nội soi tai mũi họng là gì?



Đây là kỹ thuật thăm khám phổ biến hiện nay, Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi chuyên dụng đưa ánh sáng vào mọi ngóc ngách của vùng tai mũi họng, giúp chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân gây bệnh để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Đặc biệt, hình ảnh nội soi tai mũi họng có thể được ghi lại để tiện cho việc theo dõi bệnh về sau.

Đây là kỹ thuật được sử dụng ở Việt Nam từ năm 2000, sau đó dần trở nên phổ biến hơn tại nhiều cơ sở . Kỹ thuật nội soi tai mũi họng đã giúp y học Việt Nam chấm dứt thời kỳ khám bằng các vật dụng đơn sơ như đèn pin, đè lưỡi,…Những dụng cụ y tế đó chỉ có thể giúp bác sĩ nhìn thấy phần nông của bệnh mà rất khó đưa ra chẩn đoán chính xác.

Khi nào cần thực hiện nội soi nội soi tai mũi họng cho trẻ???

Nội soi tai mũi họng được thực hiện khi trẻ gặp vấn đề về tai, mũi, họng và cần kiểm tra để biết được tình trạng của các bộ phận này. Đặc biệt, khi nghi ngờ trẻ mắc viêm xoang, các bệnh lý thanh quản, đau nhức đầu dai dẳng, ho khan, khàn tiếng, nuốt vướng kéo dài các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi nội soi để kiểm tra chi tiết tình trạng bên trong. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp cho thấy trẻ cần nội soi tai mũi họng:

– Trẻ bị đau tai, ù tai, chảy mủ trong tai, ngứa tai, nghe kém, …

– Trẻ có các triệu chứng của viêm xoang như: hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu,… kéo dài.



– Trẻ thường xuyên bị chảy máu mũi khi thực hiện nội soi sẽ giúp phát hiện điểm chảy máu và làm thủ thuật để cầm máu.

– Trẻ bị khàn tiếng trong thời gian dài nói hay bị hụt hơi

– Trẻ bị VA với các biểu hiện như: Nghẹt hai bên mũi, phải thở bằng miệng khi nằm, chảy mũi xanh, hay khịt mũi,…

– Trẻ bị dị tật ở tai, mũi, vách ngăn,…

Cần lưu ý những gì khi cho trẻ nội soi tai mũi họng

Nội soi tai mũi họng là phương pháp tiên tiến, giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh lý tai mũi họng. Tuy nhiên, trong quá trình nội soi tai mũi họng những sự cố y khoa xảy ra là điều không thể tránh khỏi mặc dù nó chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Trên thực tế, nội soi tai mũi họng không hề đơn giản và rất nhiều người đã chủ quan khi thực hiện kỹ thuật này. Nhưng để tránh có sự cố xảy ra bệnh nhân cần lưu ý: Đối với người lớn, khi thăm khám nội soi cần tập trung tinh thần cao độ. Vì thời gian nội soi không quá lâu nên người bệnh cần ngồi hoặc nằm yên, không cử động, cúi người hoặc xoay chuyển đột ngột khi quá trình thăm khám đang diễn ra.



Đối với trẻ nhỏ, các sự cố y khoa xảy ra khi nội soi tai mũi họng đa phần là do tâm lí trẻ lo sợ, không hợp tác, cựa quậy khi nội soi… Tuy nhiên, có thể hạn chế được tình trạng này nếu có sự phối hợp ăn ý giữa bác sĩ và bố mẹ trẻ. Khi nội soi tai mũi họng cho bé, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, do các em chưa ý thức được nên các bậc cha mẹ cần dùng khăn quấn chặt phần người dưới, quây kín 2 tay. Thao tác này sẽ được y tá hỗ trợ để trẻ vẫn cảm thấy thoải mái nhất. Lưu ý: Cần có sự phối hợp của ít nhất 3 người gồm 1 bác sĩ và 2 người lớn, có thể là y tá hoặc người nhà để giữ đầu và người của trẻ, giúp bé được trấn an, tránh việc phản ứng quá dữ dội có thể gây ra biến chứng khi nội soi. Bên cạnh đó, bố mẹ hoặc người nhà đi cùng cần giải thích đầy đủ và rõ ràng để các em chuẩn bị tâm lý và hợp tác hơn trong quá trình nội soi.

Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ có sự chuẩn bị tâm lý kĩ càng cho bản thân cũng như cho con trẻ khi thực hiện nội soi tai mũi họng.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »