Đây là kết quả của phòng xét nghiệm tại BV. Bạch Mai. Theo đó, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ không còn loại kháng sinh nào có thể tiêu diệt chúng. Điều này được coi là khá nguy hiểm với những người thể trạng yếu.
Ở Việt Nam, mức độ bệnh nhân kháng kháng sinh tăng lên nhanh chóng. Theo đó, các bệnh viện đang cố gắng nghiên cứu để phát hiện ra loại vi khuẩn này. PGS.TS Đoàn Mai Phương, Nguyên trưởng khoa Vi sinh (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, vi khuẩn kháng kháng sinh là mối quan tâm cả thế giới, không riêng ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, mức độ bệnh nhân kháng kháng sinh tăng lên nhanh chóng. Theo đó, các bệnh viện đang cố gắng nghiên cứu để phát hiện ra loại vi khuẩn này. PGS.TS Đoàn Mai Phương, Nguyên trưởng khoa Vi sinh (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, vi khuẩn kháng kháng sinh là mối quan tâm cả thế giới, không riêng ở Việt Nam.
Cụ thể có khoảng 700.000 người thiệt mạng hàng năm trên toàn thế giới do kháng thuốc; cho đến năm 2050, nếu không có can thiệp để kiểm soát kháng kháng sinh thì ước tính con số này sẽ tăng lên đến 10 triệu người thiệt mạng mỗi năm. Đây là mối lo ngại rất lớn hiện nay của ngành y tế.
Vi khuẩn kháng kháng sinh có nhiều loại: “Vi khuẩn đa kháng” có thể kháng 2 nhóm kháng sinh trở lên và kháng với toàn bộ kháng sinh thông dụng mà bác sĩ hay sử dụng trong phác đồ, toàn kháng (là kháng nốt cả loại kháng sinh cuối cùng để điều trị con vi khuẩn này) chúng ta đều đã từng gặp ở Việt Nam. Vi khuẩn toàn kháng được cho là nguy hiểm nhất, chúng ta sẽ không còn loại kháng sinh nào để điều trị cho bệnh nhân, chỉ có thể chờ đợi vào sức đề kháng của bệnh nhân để chống lại vi khuẩn này.
PGS Mai Phương cho hay: “Khuẩn E.coli đã kháng với loại kháng sinh mạnh vốn được coi là “vũ khí cuối cùng” để điều trị. Đáng nói, tỉ lệ kháng kháng sinh của con vi khuẩn này hiện là 30 – 40%. Nếu chúng ta không kiểm soát được, việc lan truyền giữa vi khuẩn này, vi khuẩn khác, lan truyền các gen kháng kháng sinh sẽ tăng lên nhanh chóng”.
Để xác định loại vi khuẩn kháng thuốc, phát hiện kịp thời để xử lý và không lây lan sang người khác, theo PGS Mai Phương, trong tương lai chúng ta hoàn toàn có thể làm hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng thuốc, dựa trên các bằng chứng khoa học ở phòng xét nghiệm vi sinh.
Bởi sau khi có kết quả kháng sinh đồ và thông báo cho bác sĩ, bác sĩ sẽ tiến hành cách ly bệnh nhân, không để vi khuẩn kháng thuốc lây lan sang các bệnh nhân khác. Theo đó mức độ kháng kháng sinh không thể lan rộng và sẽ kéo dài được tuổi thọ các loại kháng sinh điều trị.
Tuy nhiên, đây là tương lai, còn trong thời gian chưa được phương pháp xử lý, điều trị với loại vi khuẩn này thì tự mỗi người phải tự đề kháng bằng cách sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho chính mình.
Tìm hiểu sâu hơn về quá trình tìm ra cách xử lý các loại vi khuẩn này, BV. Bạch Mai đã tổ chức một khóa đào tạo đa’.nh giá viên đa’.nh giá chất lượng phòng xét nghiệm kháng kháng sinh bằng AMR Scorecard hướng mục tiêu đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng các dịch vụ xét nghiệm vi sinh lâm sàng nhằm cải thiện việc sử dụng các xét nghiệm phù hợp chỉ dẫn cho việc quản lý bệnh nhân và tối ưu hóa việc phát hiện và giám sát tình trạng kháng thuốc tại các bệnh viện và các phòng xét nghiệm.
Khi chuẩn hóa theo bảng kiểm có sẵn sẽ đa’.nh giá được phòng xét nghiệm vi sinh đang ở mức độ nào, từ đó đưa ra hướng cải tiến chất lượng phòng xét nghiệm cho đến mức hoàn thiện nhất.
Khoa đào tạo này có các học viên xuất sắc đến từ 7 bệnh viện từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam Việt Nam và Trường y Government Medical College, Aurangabad, Ấn Độ.
TS. BS. Phạm Hồng Nhung, Phó khoa Vi sinh Bệnh viện Bạch Mai, Phó Bộ môn Vi sinh, Đại học Y Hà Nội cho biết: “Bảng kiểm AMR là một công cụ hữu dụng và đơn giản, có ích ngay cả với việc thiết lập, sắp xếp phòng xét nghiệm. Bảng kiểm có mục tiêu xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ xét nghiệm vi sinh lâm sàng nhằm dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện và trong phòng xét nghiệm”,
Việc triển khai áp dụng bảng kiểm đa’.nh giá chất lượng phòng xét nghiệm kháng kháng sinh sẽ cho kết quả có thể đo lường được, điều này sẽ có tác động đến tình trạng kháng kháng sinh, bao gồm sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán một cách tốt hơn để quản lý bệnh nhân, giúp cho việc cải thiện chăm sóc bệnh nhân, giảm kê đơn kháng sinh không phù hợp. Và công tác này, BV Bạch Mai đang rất chú trọng triển khai nhằm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.
Theo : congluan.vn