CẢNH BÁO - KIẾN BA KHOANG

tháng 9 19, 2019

🐜🐜🐜 KIẾN BA KHOANG: KHÔNG PHẢI LÀ KIẾN, NỌC ĐỘC GẤP 15 LẦN RẮN HỔ VÀ LÀ...CÁI CON BA TRỢN


( Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố)

Ps: Nếu bạn nhìn thấy con Kiến ba khoang trên cơ thể, trong gia đình. KHÔNG dùng tay để bắt hoặc đập chết kiến. Hãy dùng dụng cụ xua đuổi kiến và bắt sau đó. Tránh tình trạng kiến bị dập chết làm phát tán chất độc trên da)
 Dạo này mùa mưa một số phụ huynh dẫn con đi khám vì nghĩ con bị tay chân miệng hay dời leo nhưng sự thực là bé bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang (KBK)
🆘️ Trong cơ thể loài kiến này có một chất gọi là “Pederin”. Chất dịch này có độc tính gấp từ 12 đến 15 lần so với rắn hổ mang. Tuy nhiên, do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không thể gây chết người như nọc rắn. Pederin tồn tại trong máu kiến, và có thể giữ được độc tính kể cả khi con kiến đã chết tận 8 năm.

 Sở dĩ gọi KBK là con ba trợn vì:

 Nó không phải con kiến mà là một loại bọ nhưng có hình dạng giống kiến.
 Nó chuyên ăn côn trùng, không thèm đếm xỉa tới con người nhưng con người lại hay dính chưởng của nó.
 Vết thương do tiếp xúc với KBK rất dễ gây lầm lẫn với những bệnh ngoài da khác.

 Đặc tính của KBK:

 KBK gặp nhiều ở nơi có đồng ruộng nhưng hiện nay KBK có thể gặp ở bất cứ đâu. Tôi từng thấy một con KBK thong dong bò tới bò lui trên bàn khám bệnh của bệnh viện.
 Trong mùa mưa KBK thường di chuyển đến chỗ khô. Vì vậy mùa này kiến sẽ vào nhà nhiều hơn.
 Ban đêm KBK thường tìm đến nơi có nhiều ánh sáng vì nơi này thường tập trung nhiều côn trùng.
 KBK rất hiền, không cắn người, nhưng chất độc Pederin chứa trong người kiến sẽ gây phỏng rộp da. Với một lượng nhỏ chất này từ con kiến bé xíu có thể làm phỏng rộp một diện tích da rất lớn

 Hình dạng KBK:

 Khoang đen, khoang cam-đỏ như hình
 Viêm da tiếp xúc do KBK:
 Triệu chứng bỏng rát thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, do vô tình tiếp xúc với kiến ba khoang vào ban đêm.
 Da bị phỏng rộp thành đường do kiến ba khoang bị nghiền nát và tri trét trên da.
 Đa số bệnh nhân là do vô tình nghiền nát KBK (không hề hay biết đã tiếp xúc với kiến trước đó)

 Phòng ngừa viêm da tiếp xúc do KBK:

 Đầu tiên phải biết con KBK là con gì để tránh
 Khi thấy KBK bò trên người, tuyệt đối không nên đập hay đánh chết kiến mà chỉ nên phủi hoặc thổi kiến rớt khỏi người.
 Nếu thấy kiến bò dưới nền thì nhẹ nhàng dùng chổi quét cho kiến vào bọc rồi vứt ra ngoài. Tránh đụng chạm trực tiếp vào người nó.
 Một số biện pháp khác có thể áp dụng trong vùng có quá nhiều KBK.
 Thay bóng đèn huỳnh quanh bằng bóng đèn dây tóc.
 Tránh nằm hay ngồi dưới ngay dưới bóng đèn vào ban đêm.
 Ngủ màn.
 Mặc áo dài tay, quần dài.

 Xử trí sau khi tiếp xúc với KBK:

 Nếu vô tình đập hoặc nghiền nát kiến trên da, rửa ngay nơi da tiếp xúc với nước và xà phòng cho thật sạch.
 Sau đó băng ẩm bằng cách tẩm gạc ướt rồi quấn quanh nơi da tiếp xúc.
 Thường vết thương sẽ phỏng rộp từ ngày thứ 3. Sau 10-14 ngày vết thương tự lành.
 Nếu vết phỏng quá nặng hoặc gây khó chịu, đi khám bác sĩ.
Tham khảo từ Nhi khoa Thường Thức:
Literature review of the causes, treatment, and
prevention of dermatitis linearis. Review. Brooke A. Beaulieu1 and Seth R. Irish. J Travel Med. 2016 May 13;23(4)
Paederus fuscipes dermatitis: a report of nine
cases observed in Italy and review of the
literature. Veraldi S et al. Eur J Dermatol. 2013 May-Jun;23(3):387-91

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »