NHỮNG BÀI HỌC VỀ SƠ CỨU AI CŨNG PHẢI BIẾT

tháng 7 21, 2019

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày luôn tiềm ẩn những mối đe dọa đến cơ thể bạn. Vậy bạn cần làm gì khi bị tổn thương như BỎNG, BONG GÂN, GÃY XƯƠNG………?


Khi BỊ BỎNG bạn cần nhúng vết bỏng vào nước sạch rồi dùng muối tinh đắp lên để tới khi muối khô và rơi ra.
– NGÃ TÍM CHÂN: Dùng đá chườm
– BỊ ĐỨT TAY: Dùng đầu lọc thuốc lá dịt chặt và giơ ngón tay lên cao.
 BỤI BAY VÀO MẮT: Mở to mắt, nhúng mắt vào nước và chớp để lấy bụi ra khỏi mắt. Nghiêm cấm dụi mắt vì có thể gây tổn thương giác mạc.
– ĂN QUÁ NHIỀU TRƯỚC KHI ĐI NGỦ: Hãy nằm nghiêng bên trái. Điều này giúp bạn khỏi bị trào ngược axit trong dạ dày.
– BỊ GÃY XƯƠNG TAY, CHÂN: Cầm máu ngay lập tức (nếu bị chảy máu), sau đó cố định chỗ gãy bằng cách dùng một miếng gỗ thẳng, một bìa cứng làm nẹp để tránh cử động
các khớp phía trên và dưới tổn thương, đồng thời giúp giảm đau. Nếu bệnh nhân không di chuyển được, cần gọi nhân viên y tế đến sơ cứu rồi chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế. Tuyệt đối không cố tình di chuyển bênh nhân.
– CHẢY MÁU CAM: Dùng bông thấm máu. Ngồi hoặc đứng để đầu cao hơn tim. Nghiêng đầu về phía trước. Chườm đá ở vùng mũi. Không hỉ mũi tránh làm máu chảy nhiều hơn. Không nghiêng đầu ra sau tránh máu chảy vào họng gây bị nôn.
Nếu máu vẫn chảy quá 10 phút dù đã làm những bước nói trên 2 lần, bệnh nhân cần đến bác sĩ. Khi đã hết chảy máu cam, không nên nâng vật nặng hoặc làm việc căng thẳng, không hỉ mũi trong vòng 24 giờ và khi nằm cần để đầu cao hơn tim.
– BONG GÂN: Cầm máu và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân, giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Cần chườm đá và cố định chỗ bị bong gân. Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Những ngày kế tiếp nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3 – 4 lần trong ngày.
– BỊ CÔN TRÙNG CẮN: Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Đắp một miếng gạc lạnh hoặc sử dụng dạng xịt tạo màng sinh học Nacurgo giúp sát khuẩn, bảo vệ vết thương, cải thiện tình trạng sưng, viêm, ngứa. Không gãi ở chỗ vết cắn vì có thể sẽ làm ngứa thêm và có thể khiến chỗ vết cắn bị nhiễm khuẩn. Tiếp tục xịt Nacurgo vào vết thương cho đến khi vết thương giảm sưng, viêm và liền lại.


Theo Thầy thuốc Việt Nam tổng hợp

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »