LÝ DO CẦN PHẢI KHÁM NỘI SOI TAI MŨI HỌNG ???

tháng 10 31, 2019
Hiện nay tỷ lệ người mắc các bệnh về tai, mũi họng, ngày càng cao. Nguyên nhân là do môi trường sống bị ô nhiễm, chế độ ăn uống sinh hoạt không đúng khoa học,..... Chính vì thế, phương pháp nội soi tai mũi họng ra đời như một liệu pháp giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn đồng thời phát hiện sớm các mầm mống gây ung thư.

1. Nội soi là gì và khi nào cần làm nội soi tai mũi họng?

Nội soi là gì?

Nội soi là một kỹ thuật tiên tiến, sử dụng các công cụ chuyên biệt để quan sát các bộ phận bên trong cơ thể. Với phương pháp này, các bác sĩ có thể quan sát trực tiếp các tổn thương bên trong cơ thể, lấy dị vật, hoặc phức tạp nhất là phẫu thuật nội soi.
Phương pháp nội soi hiện được sử dụng trong hầu hết các chuyên khoa thăm khám như: nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng…

Khi nào cần làm nội soi tai mũi họng?

Nội soi tai mũi họng là việc cần thiết nếu như bạn có những dấu hiệu bất thường, khó chịu về các cơ quan của tai mũi họng. Bệnh về tai mũi họng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Gồm có nội soi tai mũi họng ống cứng và nội soi tai mũi họng ống mềm.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần khám nội soi tai mũi họng:

– Người có triệu chứng ù tai, nghe kém, chảy mủ tai,…
– Người bị khàn tiếng đột ngột, hay nói bị hụt hơi.
– Người có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm xoang như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục kèm cảm giác đau rát trong xoang mũi, đau đầu,…
– Người bị VA: nghẹt mũi cả hai bên, khi nằm phải thở bằng miệng, chảy nước mũi màu xanh, hay khịt mũi,…

2. Nội soi tai mũi họng có phát hiện ung thư không?

Nội soi – phương pháp nhanh nhất giúp tầm soát ung thư

Từ năm 2000, phương pháp nội soi đã được đưa vào sử dụng phổ biến ở nước ta. Giúp chẩn đoán các bệnh về tai mũi họng mà không cần dùng đến các thủ thuật đơn sơ như đè lưỡi, soi đèn pin. Các phương pháp này chỉ giúp các bác sĩ nhìn thấy phần nông của bệnh, không thể nào chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Sử dụng phương pháp nội soi giúp phát hiện ra một số bệnh về tai mũi họng mà các dụng cụ thông thường không phát hiện được như: viêm thanh quản, polyp thanh quản, liệt dây thanh âm,… Đặc biệt, chỉ có phương pháp nội soi mới phát hiện được các khối u thanh quản (bướu máu thanh quản, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, hạt và polyp dây thanh quản,…). Giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, tầm soát ung thư nhanh chóng và có phác đồ điều trị sớm, thích hợp.
Ngoài ra, thủ thuật nội soi còn giúp phát hiện các bệnh về viêm tai giữa, các trường hợp rối loạn vận động vòi nhĩ.

Các bước nội soi tai mũi họng

Phương pháp nội soi tai mũi họng tuy đơn giản nhưng cũng phải chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành làm thủ thuật này.
  • Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám bằng các dụng cụ thô sơ để đánh giá qua tình trạng của bệnh nhân.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một mẩu bông ngắn có tẩm thuốc tê và thuốc co mạch.
  • Sau khoảng 5 – 10 phút, miếng bông được lấy ra và thực hiện quá trình nội soi.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành đưa máy nội soi theo thứ tự kiểm tra mũi trước, sau đó đến vòm họng, hạ họng, thanh quản, sau cùng mới kiểm tra tai.
Kết quả khám sẽ được in ra và trả về cho bệnh nhân sau 5 phút.

3. Một số tai biến có thể xảy ra trong quá trình nội soi

Mặc dù có những ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp truyền thống nhiều lần. Tuy nhiên, nội soi TMH cũng có thể gây ra một số tai biến nhất định nếu không tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sự cố ngoài ý muốn thường xảy ra khi người khám không hợp tác trong quá trình khám; trẻ em do tâm lý sợ hãi nên quẫy đạp, la hét, xoay chuyển cơ thể khi ống optic đang được đưa vào cơ thể; gây khó khăn trong quá trình khám.
Những biến chứng nhẹ có thể kể đến như: xây xước, chảy máu do cọ sát với ống optic, nặng hơn có trường hợp còn bị thủng màng nhĩ. Người nhà cần hết sức bình tĩnh để phối hợp với các bác sĩ để khắc phục hậu quả, cấp cứu kịp thời.
Để tránh tình trạng biến chứng có thể xảy ra trong quá trình nội soi cần phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Còn đối với trẻ em, do các bé chưa nhận thức được nên phụ huynh cần bế trẻ và làm theo các hình ảnh hướng dẫn:
– Mẹ bế bé ngồi trên ghế, cho bé dựa lưng vào người mình, tạo cho bé cảm giác an toàn.
– Tay phải đặt lên trán nhằm giữ đầu trẻ.
– Tay trái ôm ngang bụng để giữ chặt tay trẻ.
– Kẹp khóa hai chân trẻ bằng chân mẹ.

Trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, chỉ định nội soi sẽ hạn chế. Tuy nhiên nếu thực sự cần thiết, các bác sĩ sẽ có chỉ định nội soi với sự hướng dẫn cụ thể của các nhân viên y tế; bình tĩnh giải quyết khi có sự cố xảy ra.

Trẻ đã lớn

Trẻ đã lớn khi chuẩn bị nội soi cần được hướng dẫn và tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Do thời gian nội soi không quá lâu nên bệnh nhân cần giữ trạng thái ngồi yên, không được cử động đầu hay xoay người đột ngột trong quá trình nội soi.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »