1. Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan bị mỡ hóa, lượng mỡ trong gan xuất hiện lớn hơn 5% khối lượng lá gan. Bệnh gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân gây ra như béo phì, ngộ độc, suy dinh dưỡng, bệnh tiểu đường, nhiễm virut viêm gan.Hầu hết gan nhiễm mỡ là bệnh lành tính nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
2. Những đối tượng nào dễ mắc gan nhiễm mỡ?
Mọi người thường nghĩ những người béo phì mới có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, không phải chỉ béo phì mới là nguyên nhân bệnh mà còn nhiều đối tượng khác cũng có nguy cơ mắc bệnh như:Những người sử dụng rượu bia nhiều, người nghiện rượu.
Người cao tuổi.
Những người thích ăn đồ tanh.
Những người lười vận động.
Người thường xuyên bỏ bữa, nhịn đói.
Người mắc các bệnh về gan.
3. Triệu chứng gan nhiễm mỡ
Khoảng 90% bệnh nhân gan nhiễm mỡ không có triệu chứng gì đặc trưng. Một số bệnh nhân có các biểu hiện sau đây:Chán ăn, bỏ bữa.
Buồn nôn, trướng bụng.
Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.
Rối loạn nội tiết
Một số người có biểu hiện vàng da.
Một số trường hợp khi đã ở giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 3 rồi mới có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sợ dầu mỡ, căng vùng bụng… Vì thế việc phát hiện bệnh muộn và điều trị bệnh muộn là tình trạng chung của căn bệnh này.
4. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ có tỉ lệ phát sinh xơ hóa cao đến 25%. Một khi phát sinh xơ gan thì tiên lượng giống như xơ gan dạng tĩnh mạch cửa, tức sẽ có báng bụng, giãn tĩnh mạch, đường tiêu hóa xuất huyết nhiều. Sau cùng đưa đến tử vong.
5. Điều trị gan nhiễm mỡ
Hiện nay, việc điều trị gan nhiễm mỡ vẫn tập trung vào việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, còn kết hợp với chế độ ăn uống, giảm cân và hỗ trợ bằng thuốc nhằm khống chế sự tiến triển của bệnh.Người bệnh cần lưu ý đến cả những nguyên nhân gây bệnh dễ bỏ sót như: gan bị hủy hoại do thuốc; ngộ độc; tăng hay nhược năng tuyến giáp trạng; thiếu máu nặng hoặc tình trạng thiếu oxy mạn tính do suy chức năng tim phổi….
Ngoài ra, người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý. Nhất là ở người nhiều tuổi nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn. Các trường hợp gan nhiễm mỡ do béo phì thì việc tập luyện cần có sự dẫn dắt của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi lần nên duy trì trong 30 phút và mỗi tuần tập trên 3 lần.
Khi biết mình đã bị gan nhiễm mỡ, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa gan để được kiểm tra. Từ đó bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho người bệnh. Tránh trường hợp để bệnh quá nặng mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo PGS.TS Phạm Xuân Ngọc