ĂN GÌ ??? CỬ GÌ ??? KHI BỊ SỐT XUẤT HUYẾT

tháng 6 28, 2019
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Triệu chứng của bệnh đặc trưng bởi sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chế độ dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết là yếu tố quyết định giúp người bệnh mau chóng bình phục. Vậy người bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì? 


Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Đu đủ


Có thể cho người sốt xuất huyết ăn trực tiếp hoặc nghiền nát 2 miếng đu đủ lấy nước. Cho người bệnh uống nước ép đu đủ mỗi ngày vào sáng hoặc tối để cơ thể bớt mệt mỏi.

Cháo ngũ cốc và súp

Chứa nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa. Giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc đảm bảo người sốt xuất huyết có đủ sức chống lại căn bệnh.

Chất đạm

Người sốt xuất huyết cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có giàu chất đạm cho cơ thể như cá, thịt, sữa hay các sản phẩm được làm từ sữa. Chúng giúp cho người bệnh được khỏe mạnh hơn.

Trà gừng

Người sốt xuất huyết cơ thể thường cảm thấy lạnh. Vì vậy uống chút trà gừng giúp làm ấm cơ thể. Đặc biệt, cảm giác buồn nôn sẽ nhanh chóng qua, kích thích vị giác ăn uống.

Nước dừa

Nước dừa giúp bổ sung, cải thiện chất khoáng bị mất đi trong cơ thể của người sốt xuất huyết. Ngoài ra, uống nước dừa còn bổ sung chất điện giải, giúp hạ sốt hiệu quả.

Tỏi

Chứa tromboxan A2 làm tăng tiểu cầu. Thích hợp dùng để chế biến các món ăn hàng ngày.

Củ cải đỏ

Có nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên và các thuộc tính homeostatic. Một thìa nước ép củ cải tươi sẽ giúp người sốt xuất huyết tăng lượng tiểu cầu.

Rau chân vịt

Tốt khi tiểu cầu thấp. Cách tốt nhất là cho người sốt xuất huyết ăn tươi loại rau này.

Thực phẩm giàu vitamin C


Vitamin C vừa giúp tăng lượng tiểu cầu, vừa là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Với liều lượng cao vitamin C còn ngăn ngừa tổn thương gốc tự do của tiểu cầu. Một số thực phẩm giàu vitamin C như: cam, chanh, dâu tây, kiwi…

Bí ngô


Giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể. Một nửa ly nước ép bí ngô tươi và một thìa mật ong giúp tăng lượng tiểu cầu. Người sốt xuất huyết nên uống ít nhất 2-3 ly mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Người bị sốt xuất huyết kiêng gì?

Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng bao gồm gừng, ớt, mù tạt… Những thực phẩm này sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể khiến bệnh sốt xuất huyết nặng thêm.

Nước ngọt, mật ong

Người sốt xuất huyết không nên uống nước soda, nước ngọt đóng chai. Đặc biệt không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc sử dụng các loại thực phẩm này sẽ làm cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn. Từ đó bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi.

Rượu, bia, caffein, thuốc lá

Người sốt xuất huyết phải giảm lượng caffeine. Vì vậy tránh uống rượu và ngừng hút thuốc khi bệnh chưa khỏi.

Trà đặc

Uống nhiều trà, đặc biệt trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp. Từ đó dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể của người sốt xuất huyết.

Những đồ ăn quá nhiều dầu mỡ

Thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu, tình trạng sốt có thể trở nên trầm trọng thêm.

Thực phẩm sẫm màu

Người sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu). Vì vậy nên kiêng ăn, uống loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen như: nước xá xị, nước trái cây sẫm màu, nước coca, canh củ dền, dưa hấu… Điều này để tránh bác sĩ nhầm lẫn người bệnh bị chảy máu dạ dày.
Trên đây là danh sách những thực phẩm người bị sốt xuất huyết nên ăn và nên kiêng. Bởi hiện tại chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu nên bên cạnh các thuốc điều trị thì dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết cũng nên được lưu tâm.

SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ???

tháng 6 28, 2019
Sốt xuất huyết Dengue là: bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Sốt xuất huyết Dengue có thể điều trị tại nhà với các trường hợp nhẹ. Tuy nhiên sốt xuất huyết ở trẻ em diễn biến nhanh và dễ biến chứng. Vậy sốt xuất huyết trẻ em cần lưu ý những gì? Khi nào thì đưa trẻ mắc bệnh tới viện? Bài viết này giúp các bậc làm cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tốt nhất.



1. Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em 

Sốt xuất huyết Dengue do virus Dengue gây ra các triệu chứng sốt, xuất huyết ở người bệnh. Ở trẻ em bị sốt xuất huyết thường có các biểu hiện:
  • Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục ≥ 38,5oC

  • Toàn thân mệt mỏi, lơ mơ hoặc vật vã kích thích, quấy khóc.
  • Đau đầu, đau cơ, đau các khớp, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu.
  • Xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt.
  • Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu mũi, chân răng hay hành kinh sớm hơn và kéo dài.
  • Đau bụng âm ỉ.
  • Buồn nôn, nôn hay nôn khan.
  • Xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu nặng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc ra máu đỏ tươi.

2. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu sau

  • Trẻ mệt, quấy khóc, lừ đừ, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh.
  • Trẻ buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng.
  • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, hành kinh sớm và kéo dài (đối với trẻ nữ)
  • Tiểu ít, đi ngoài phân đen
  • Tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở đi và ở trong khu vực có người bị SXHD phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.

3. Chăm sóc và theo dõi trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

  • Khi trẻ sốt ≥ 38,5oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10 – 15 mg/ kg cân nặng, nhắc lại liều từ 4 -6 giờ/ lần nếu trẻ có sốt lại. Tuyệt đối không dùng Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Nước Oresol, nước lọc, nước cam, nước dừa, nước ép cỏ nhọ lồi…
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, cân đối về dinh dưỡng, thức ăn giàu vitamin: Rau, nước quả ép.
  • Theo dõi nhiệt độ, tình trạng ý thức của trẻ (Trẻ mệt, lờ đờ, li bì hay quấy khóc, vật vã, vã mồ hôi, chân tay lạnh) hoặc các dấu hiệu trên thì cần đưa đến cơ sở Y tế ngay.
  • Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu.
  • Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

4. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

  • Tránh muỗi đốt. Có thể sử dụng hương muỗi, kem bôi chống muỗi, dầu gió…
  • Ngủ màn kể cả ban ngày
  • Hạn chế, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt, cho trẻ mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi.
  • Diệt loăng quăng bọ gậy
  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước, lật úp khi không sử dụng.
  • Thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: Vỏ đồ hộp, chai lọ, …
  • Diệt côn trùng bằng hóa chất. Lưu ý khi phun hóa chất cần cho trẻ ra khỏi khu vực phun.
  • Dọn rác ở các bãi đất trống
  • Tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa.
  • Diệt muỗi: Dùng vợt điện, bình xịt muỗi, nhang muỗi.
  • Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp
Nguồn: Thaythuocvietnam

BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM TAI GIỮA

tháng 6 26, 2019
Viêm tai giữa là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở trẻ em. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm và xử lý đúng, bệnh khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng cách, có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng từ tai giữa và xương thái dương gây ra các biến chứng nội sọ theo 4 con đường: ăn mòn xương, khuyết xương, theo đường máu và huyết khối tĩnh mạch. Bệnh cảnh viêm tai giữa gây ra biến chứng ngoài sọ và biến chứng nội sọ.

Biến chứng ngoại sọ:

  • viêm mê nhĩ
  • liệt dây thần kinh mặt
  • viêm xương chũm và áp xe dưới màng xương’
  • viêm xương đá

Các biến chứng nội so nguy hiểm, có thể dẫn tới tình trạng tử vong nếu không xử lý kịp thời:

  • Viêm màng não
  • Áp xe thùy thái dương, áp xe tiểu não
  • Áp xe ngoài màng cứng, áp xe dưới màng cứng
  • Não úng thủy
  • Viêm tắc xoang tĩnh mạch sigma

TRIỆU CHỨNG

1. Triệu chứng của đợt viêm tai giữa hồi viêm

Sốt
Đau tai
Nhức đầu
Chảy mủ tai nhiều hơn
Nghe kém tăng lên

2. Triệu chứng nghi ngờ biến chứng ngoài sọ:

Khi có các triệu chứng sau, cần nghi ngờ đến biến chứng ngoài sọ
- Sốt kèm thủng màng nhĩ
- Phù nề sau tai
- Liệt mặt
- Chảy mủ hôi 

3. Triệu chứng nghi ngờ biến chứng nội sọ:

Trường hợp viêm tai xương chũm hồi viêm xuất hiện các triệu chứng sau, cần nghi ngờ đến biến chứng nội sọ:

- Sốt cao: kéo dài, có khi rét run. Sốt kèm lạnh run có khả năng là dấu hiệu của viêm tắc xoang tĩnh mạch bên
- Nhức đầu: liên tục, lan tỏa, xu hướng tăng lên, không đáp ứng thuốc giảm đau
- Đau tai dữ dôi: đau sâu trong tai, lan lên 1/2 đầu cùng bên tai chảy mủ
- Buồn nôn, nôn ói
- Gầy sút nhanh
- Tinh thần, trí tuệ: gầy sứt nhanh, giảm trí nhớ


HẬU QUẢ TÁO BÓN Ở TRẺ EM

tháng 6 23, 2019
Chứng táo bón ở trẻ là chứng bệnh thường gặp nhưng lại dễ bị các bậc phụ huynh xem nhẹ. Bệnh thường biểu hiện sớm bằng tình trình trạng trẻ không thường xuyên đi đại tiện. Hoặc trẻ đi đại tiện bị đau, phân khô cứng. Nếu tình trạng này của trẻ kéo dài hoặc việc điều trị táo bón ở trẻ không đúng thì hậu quả của táo bón trẻ em sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy chứng táo bón ở trẻ em có nguy hiểm không? Cụ thể thì hậu quả của táo bón ở trẻ em là gì. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

1. Biến chứng thường gặp trong chứng táo bón ở trẻ

1.1. Đại tiện máu

Đại tiện táo lâu ngày, phân thường khô, rắn, bề mặt khuôn phân gồ ghề. Khi đi đại tiện, phân sẽ trà sát lên niêm mạc ống hậu môn trực tràng có thể gây xước chảy máu. Mức độ chảy máu phụ thuộc vào độ rắn, độ sắc của phân, độ bền vững của niêm mạc và khoảng thòi gian giữa các lần tiếp xúc. Lúc đầu có thể ở dạng thấy vệt máu trên giấy vệ sinh. Nặng hơn có thể thấy máu theo phân. Nặng hơn nữa có thể có máu nhỏ giọt hoặc máu thành tia.

1.2. Nứt kẽ hậu môn

Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng, to dần và rắn chắc. Khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn có thể dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Khi gặp biến chứng này trẻ không chỉ đại tiện máu mà còn rất đau đớn. Cảm giác đau đớn này kéo dài và dai dẳng ở những lần đi đại tiện tiếp theo.

1.3. Đau đớn khi đi ngoài

Đau đớn chính là cảm giác tạo nên cái vòng luẩn quẩn của chứng táo bón ở trẻ. Vì bị táo bón nên trẻ đau khi đi đại tiện. Chính vì sợ cảm giác đau mà trẻ sợ đi đại tiện, thường nhịn đi đại tiện ngay cả khi có nhu cầu. Việc nhịn đi đại tiện lâu ngày dẫn đến chứng táo bón. Vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại không có hồi kết.

1.4. Đau bụng vùng dưới rốn

Phân không được đào thải ra ngoài, ứ đọng trong đại trực tràng khiến trẻ bị đau bụng dưới rốn. Nếu trẻ đau nhiều thì có thể trẻ gặp tình trạng bán tắc ruột do “u phân’ gây ra.

1.5. Trĩ nội, trĩ ngoại

Trĩ nội, trĩ ngoại là biến chứng thường gặp ở những người bị táo bón thậm chí là trẻ nhỏ. Đây là hậu quả của tăng áp lực ổ bụng khi rặn. Các búi trĩ căng lên và giãn to ra. Lâu dần lại dẫn đến tình trạng đại tiện máu cho chảy máu búi trĩ.

1.6. Viêm ống hậu môn trực tràng


Khối phân lớn, khô rắn dễ gây tổn thương niêm mạc, hậu môn trực tràng. Điều nằy làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, áp xe hậu môn, rò hậu mộn.

1.7. Tắc ruột

Khối “u phân’ có thể gây tình trạng tắc ruột ở trẻ em. Tắc ruột đặc trưng bởi cơn đau bụng liên tục, không trung tiện được. Có dấu hiệu “rắn bò” và sờ được khối rắn ở vùng góc đại tràng trái. Tắc ruột là một biến chứng cấp cứu ngoại khoa. Các bậc cha mẹ nên thường xuyên kiểm trẻ bụng trẻ để kịp thời phát hiện tình trạng tắc ruột.

2. Hậu quả của táo bón trẻ em

2.1. Phát triển không đồng đều về trí tuệ và thể chất

Khi trẻ bị táo bón, trẻ thường hay bỏ bữa, biếng ăn. Giảm hấp thu dưỡng chất, vitamin và chất khoáng. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ hơn so với trẻ bình thường.

2.2. Chứng sợ ăn


Mỗi khi ăn vào lại nghĩ đến việc ăn xong sẽ phải đi vệ sinh. Điều này khiến nhiều trẻ bị ám ảnh, sợ ăn. Bên cạnh đó việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy chướng bụng. Kết hợp cả 2 nguyên nhân tạo ra chứng sợ ăn ở cả trẻ em và người lớn mắc chứng táo bón.

2.3. Tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn trực tràng

Phân ở trẻ bị táo bón thường khô, cứng với lượng độc tố cao trong đó có chất gây ung thư acid deoxycholic, acid lithocholic… Việc phân nằm lâu trong đại tràng làm tăng thời gian tiếp xúc giữa các chất gây ung thư và niêm amcj đại tràng. Mặc dù tình trạng này thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên chưa thể khẳng định được trẻ em là đối tượng loại trừ.

2.4. Tăng nguy cơ bị biến chứng ở những trẻ có bệnh lý mạn tính

Ở những trẻ bị hen, bị thoát vị bẹn, thoát vị hoành, việc táo bón thường xuyên khá nguy hiểm. Mỗi lần táo bón, trẻ rặn sẽ tăng áp lực ổ bụng, tăng nguy cơ thoát vị ở trẻ thoát vị bẩm sinh. Thêm vào đó việc rặn khi đi đại tiện khiến nhiều trẻ hẹn bị khởi phát cơn khó thở cấp tính.

2.5. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa

Phần lớn những trẻ bị táo bón thường dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, rối loạn nhu động ruột, rối loạn tiêu hóa…

2.6. Suy kiệt

Suy kiệt, suy dinh dưỡng là hậu quả của táo bón ở trẻ. Điều này có lẽ không cần bàn cãi. Việc táo bón thường xuyên lâu ngày, không được điều trị sẽ dẫn đến việc trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, gầy còm, thiếu máu. Việc phân ú đọng lâu trong đại tràng gây tình trạng nhiễm độc mạn tính ở trẻ.

Trên đây là những biến chứng nguy hiểm và hậu quả của táo bón ở trẻ. Các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến tình trạng đại tiện của con nhỏ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể sảy ra. Cũng cần đặc biệt lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ táo bón cũng như chế độ tập luyện cho trẻ. Cha mẹ nên chủ động phòng bệnh táo bón cho trẻ trước khi trẻ bị bệnh, đó là cách tốt nhất để phòng tránh các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng của táo bón ở trẻ.


Theo ThaythuocVN

GAN NHIỄM MỠ - BỆNH AI CŨNG MẮC

tháng 6 19, 2019
Trong vài năm gần đây, do mức sống của người dân được nâng cao, kết cấu ăn uống thay đổi. Biện pháp phòng ngừa gan nhiễm mỡ tương ứng không theo kịp nên tỉ lệ phát bệnh gan nhiễm mỡ liên tục tăng cao và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ dần.

1. Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan bị mỡ hóa, lượng mỡ trong gan xuất hiện lớn hơn 5% khối lượng lá gan. Bệnh gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân gây ra như béo phì, ngộ độc, suy dinh dưỡng, bệnh tiểu đường, nhiễm virut viêm gan.

Hầu hết gan nhiễm mỡ là bệnh lành tính nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.


2. Những đối tượng nào dễ mắc gan nhiễm mỡ?

Mọi người thường nghĩ những người béo phì mới có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, không phải chỉ béo phì mới là nguyên nhân bệnh mà còn nhiều đối tượng khác cũng có nguy cơ mắc bệnh như:
Những người sử dụng rượu bia nhiều, người nghiện rượu.
Người cao tuổi.
Những người thích ăn đồ tanh.
Những người lười vận động.
Người thường xuyên bỏ bữa, nhịn đói.
Người mắc các bệnh về gan.

3. Triệu chứng gan nhiễm mỡ

Khoảng 90% bệnh nhân gan nhiễm mỡ không có triệu chứng gì đặc trưng. Một số bệnh nhân có các biểu hiện sau đây:
Chán ăn, bỏ bữa.
Buồn nôn, trướng bụng.
Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.
Rối loạn nội tiết
Một số người có biểu hiện vàng da.

Một số trường hợp khi đã ở giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 3 rồi mới có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sợ dầu mỡ, căng vùng bụng… Vì thế việc phát hiện bệnh muộn và điều trị bệnh muộn là tình trạng chung của căn bệnh này.

4. Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?


Trong giai đoạn đầu, bệnh không làm ảnh hưởng gì đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng như hoạt động sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn gây những tổn thương nghiêm trọng. Một số biến chứng có thể kể đến như: giảm các chức năng gan, phá hủy các tế bào gan gây xơ gan, thậm chí dẫn đến ung thư gan… Trường hợp chuyển sang cấp tính, bệnh nhân sẽ bị vàng da, suy gan, có biểu hiện rối loạn tâm thần. Việc điều trị lúc này sẽ trở nên cực kì khó khăn.

Gan nhiễm mỡ có tỉ lệ phát sinh xơ hóa cao đến 25%. Một khi phát sinh xơ gan thì tiên lượng giống như xơ gan dạng tĩnh mạch cửa, tức sẽ có báng bụng, giãn tĩnh mạch, đường tiêu hóa xuất huyết nhiều. Sau cùng đưa đến tử vong.

5. Điều trị gan nhiễm mỡ

Hiện nay, việc điều trị gan nhiễm mỡ vẫn tập trung vào việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, còn kết hợp với chế độ ăn uống, giảm cân và hỗ trợ bằng thuốc nhằm khống chế sự tiến triển của bệnh.

Người bệnh cần lưu ý đến cả những nguyên nhân gây bệnh dễ bỏ sót như: gan bị hủy hoại do thuốc; ngộ độc; tăng hay nhược năng tuyến giáp trạng; thiếu máu nặng hoặc tình trạng thiếu oxy mạn tính do suy chức năng tim phổi….

Ngoài ra, người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý. Nhất là ở người nhiều tuổi nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn. Các trường hợp gan nhiễm mỡ do béo phì thì việc tập luyện cần có sự dẫn dắt của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi lần nên duy trì trong 30 phút và mỗi tuần tập trên 3 lần.

Khi biết mình đã bị gan nhiễm mỡ, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa gan để được kiểm tra. Từ đó bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho người bệnh. Tránh trường hợp để bệnh quá nặng mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo PGS.TS Phạm Xuân Ngọc

CHĂM SÓC TRẺ EM VIÊM TAI GIỮA THẾ NÀO ???

tháng 6 19, 2019
Viêm tai giữa ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến thường gặp. Nếu không phát hiện kịp thời và được điều trị đúng cách thì bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bên cạnh việc tích cực điều trị, cha mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thực đơn hàng ngày của trẻ. Vậy trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì? 

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Đối với viêm tai giữa, nguyên nhân chính là do các bé dưới 7 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Vì thế nên cơ thể của bé khó chống lại nhiễm trùng.

Ngoài ra, một số yếu tố khác dẫn tới bệnh viêm tai giữa ở trẻ như tiếp xúc với khói thuốc lá, bú bình và đi nhà trẻ. Yếu tố thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc rối loạn chức năng màng nhĩ.

2. Với trẻ nhỏ, bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?


Đây được xem là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ em. Vì bé chưa ý thức được vấn đề tự vệ sinh cá nhân khi mắc phải bệnh, do đó bệnh rất dễ trở nên nặng và khó chữa hơn.

Khi bị viêm tai giữa, nước nhầy tụ sau màng nhĩ sẽ đọng lại và có thể dẫn đến hỏng màng nhĩ. Nếu như dịch này tích tụ quá nặng sẽ làm cho màng nhĩ bị thủng, thậm chí có thể lan vào xương, ăn lên não và màng não. Nếu bệnh viêm tai giữa ở trẻ không được chữa kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Nó sẽ lan đến xương gây viêm xương chẩm, tức phần xương sọ nằm ngay sau tai.





Các bậc phụ huynh không nên xem thường bệnh này. Bố mẹ cũng phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng cho bé bị viêm tai giữa thật nghiêm ngặt để giúp bé mau chóng hết bệnh.

3. Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?

Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ. Có một số nhóm thức ăn đặc biệt tốt cho trẻ bị viêm tai giữa.

3.1. Cho trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa bú sữa mẹ bình thường

Nếu là bé sơ sinh, bố mẹ nên tiếp tục cho trẻ bị viêm tai giữa bú sữa như bình thường. Khuyến khích sử dụng sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể và dễ tiêu hóa hơn, do vậy giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Lưu ý, tránh để sữa mẹ chảy vào tai, nếu không nhiễm trùng sẽ nặng hơn và lâu khỏi hơn.

3.2. Bổ sung chất xơ

Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm tai giữa là vấn đề cần mọi cha mẹ cần quan tâm. Nếu trẻ bị viêm tai giữa nên tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ. Chất xơ cũng giúp phòng tránh hậu quả ù tai vì thiếu khoáng tố này, nhất là ở người có tiền căn thiếu máu. Nên ăn các loại rau như: rau dền, rau muống cung cấp nhiều chất sắt, chất xơ cho cơ thể.

3.3. Bổ sung các vitamin và khoáng chất

– Thay thế mỡ lợn bằng dầu hướng dương hay dầu thực vật khi xào nấu. Nó để ngăn ngừa tình trạng viêm tai xương chũm nhờ sinh tố D và E trong dầu.

– Nên tiêu thụ nhiều hơn các thực phẩm có chứa vitamin C cho trẻ bị bệnh. Có thể kể đến như: cải xoăn, mù tạt xanh, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, kiwi, đu đủ… Những thực phẩm này giúp vết thương mau liền, hạn chế sự viêm nhiễm.

– Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gan bò, cà rốt hay cà tím xào mềm. Những thực phẩm này bổ sung vitamin A cho trẻ. Bên cạnh đó, nó tăng cường thính lực cũng như bảo vệ lớp niêm mạc lót trong loa tai.

– Lựa chọn cá biển, rong biển thuốc tảo spirulina trong thực đơn hàng ngày. Nó giúp cung cấp iốt làm tăng tiến trình hồi phục bệnh.

– Nên ăn các thực phẩm được chế biến dưới dạng luộc, nấu. Nên ăn các thực phẩm mềm. Ăn lạc luộc để tăng cường khoáng tố kẽm. Đó là chất thường thiếu trong cơ thể của người có cơ tạng thuộc nhóm hay chóng mặt.

Viêm tai giữa là một bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh được nếu trẻ có một sức đề kháng tốt và được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Khi trẻ có các triệu chứng nghi bị viêm tai giữa, cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, phụ huynh cũng cần có các kiến thức về vệ sinh tai cho trẻ để có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Nguồn:Thaythuocvietnam

VITAMIN A LÀ GÌ ???

tháng 6 13, 2019


Hàm lượng vitamin A trong cơ thể đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Mọi người thường biết đến lợi ích của vitamin A là giúp bổ mắt, có nhiều trong những loại rau củ, trái cây có màu đỏ. Tuy nhiên, ít ai tìm hiểu kỹ để biết ngoài chức năng cải thiện thị lực, việc hấp thu vitamin A còn mang đến những công dụng tuyệt vời như thế nào.…

Vitamin A là gì?

Vitamin là nhóm chất hữu cơ, được xem là chất dinh dưỡng vì phải được cung cấp đủ hàng ngày, tuy với lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết để cơ thể phát triển và duy trì các hoạt động.

Có 13 vitamin cần được cung cấp hàng ngày, gồm 4 vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) và 9 vitamin tan trong nước (vitamin C và 8 vitamin nhóm B).

Vitamin A là chất dinh dưỡng cần được bổ sung hàng ngày (thông qua thực phẩm) với lượng rất nhỏ nhưng lại tối cần thiết cho phát triển cơ thể, còn được gọi là retinol khi sử dụng trong ngành mỹ phẩm. Nó tham gia vào sự tạo ra các mô, da, võng mạc ở mắt giúp thị giác hoạt động tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, do đó bạn cần tiêu thụ chúng cùng với chất béo để đạt đến sự hấp thụ tối ưu. Giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày của vitamin A nên uống là 5000UI mỗi ngày. Khi dùng vitamin A, bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn

Các lợi ích của vitamin A

- Điều trị tình trạng thiếu vitamin A;
- Giảm các biến chứng của bệnh, ví dụ như sốt rét, HIV, bệnh sởi và tiêu chảy ở trẻ em mắc tình trạng thiếu vitamin A;
- Điều trị kinh nguyệt nhiều, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), nhiễm trùng âm đạo, nhiễm nấm men, bệnh xơ nang của vú và giúp ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ;
- Duy trì xương chắc khỏe
- Giảm nguy cơ lây truyền HIV sang trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang thai, sinh con hoặc cho con bú từ mẹ nhiễm HIV;
- Giúp tăng số lượng tinh trùng ở nam giới;
- Tăng cường thị giác, cải thiện tầm nhìn và điều trị rối loạn mắt như: bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hoá (AMD), tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể;
- Tốt cho làn da và sự tăng trưởng của tế bào. Hỗ trợ điều trị bệnh về da bao gồm: mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vảy nến, mụn rộp, vết thương, bỏng, cháy nắng, bệnh dày sừng nang lông, bệnh vảy cá, bệnh li ken phẳng sắc tố, bệnh vảy phấn đỏ nang lông;
- Hỗ trợ điều trị loét đường tiêu hóa, bệnh Crohn, bệnh nướu răng, tiểu đường, hội chứng Hurler (mucopolysaccharidosis), nhiễm trùng xoang, sốt cỏ khô, và nhiễm trùng đường tiết niệu(UTI);
- Hỗ trợ điều trị nhiễm vi khuẩn Shigella, các bệnh hệ thần kinh, nhiễm trùng mũi, mất khứu giác, hen suyễn, đau đầu dai dẳng, sỏi thận, tuyến giáp hoạt động quá mức, thiếu máu thiếu sắt, điếc, ù tai;
- Ngăn ngừa và điều trị ung thư, bảo vệ tim và hệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch;
- Cải thiện lành vết thương, làm giảm nếp nhăn, và để bảo vệ da chống lại tia cực tím.

Tác dụng phụ

Việc hấp thu vitamin A quá mức có thể dẫn đến chứng vàng da, buồn nôn, chán ăn, khó chịu, nôn mửa và thậm chí là rụng tóc. Có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nếu bạn bị dị ứng với vitamin A hoặc các hoạt tính khác trong công thức thuốc. Bạn có thể mắc bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, họng.

Ngoài ra, vitamin A có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:
Tăng nguy cơ bệnh tim;
Chảy máu: ở phổi, nhìn mờ, đau nhức xương;
Những thay đổi trong chức năng miễn dịch;
Viêm gan mãn tính, sẹo gan;
Ho, sốt;
Nứt móng tay;
Môi nứt;
Giảm chức năng tuyến giáp;
Trầm cảm;
Tiêu chảy; cảm giác đầy bụng.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

BỘ ẢNH : NHỮNG ĐÔI MẮT ĐANG CHẾT DẦN

tháng 6 12, 2019
NHỮNG ĐÔI MẮT ĐANG CHẾT DẦN 
Có ai thấy hình ảnh mình trong bộ ảnh này không. Nếu có hãy thức tỉnh bạn nhé. 
Hãy thay đổi trước khi quá muộn
Và lỡ nếu có muộn rồi thì hãy thay đổi. Vì dẫu có muộn cũng vẫn hơn là không nhé.















4 DẤU HIỆU CẢNH BÁO UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

tháng 6 10, 2019
Cần quan tâm đến những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể, tránh chủ quan chờ khi triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Những bệnh nhân có lối sống nguy cơ cao như thói quen ăn nhiều thịt đỏ đồ chiên nướng cay nóng, thức ăn chứa nhiều chất bảo quản, gia đình có người bị ung thư đại trực tràng hay tiền sử có polyp đại trực tràng là những đối tượng cần lưu ý hơn cả!


1. Rối loạn tiêu hoá

- Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày - ruột.
- Đi ngoài nhiều lần, đi xong vẫn mót rặn, phân thường dính máu, máu đỏ, nhỏ giọt dính ngoài khuôn phân, phân không nhầy bọt, cũng cần phân biệt với máu từ búi trĩ
- Bụng chướng, chán ăn

2. Khuôn phân bất thường

- khuôn phân nhỏ, dẹt bất thường, hình lá lúa do có vật cản trên đường tống phân ra ngoài là dấu hiệu đáng chú ý có thể do khối u đại trực tràng!

3. Giảm cân nhanh

- Chế độ ăn bình thường, không kiêm khem, không chủ ý giảm cân nhưng cân nặng vẫn đi xuống nghiêm trọng, có thể giảm 5-10 cân trong vòng vài tháng là dấu hiệu “cận u”
- Khi bị ung thư các tế bào ung thư phân chia không kiểm soát cần lượng lớn chất dinh dưỡng thêm vào đó bệnh nhân thường mệt mỏi chán ăn gây nên tình trạng sút cân nhanh chóng. Do vậy sụt cân không lý do là dấu hiệu đáng quan ngại cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề cần đi khám ngay.

4. Mệt mỏi, suy nhược

- Bụng khó chịu, chán ăn, đi ngoài ra máu gây mất máu rỉ rả làm cơ thể suy nhược ảnh hưởng chất lượng sống, cơ thể mệt mỏi thiếu sinh lực.
- Thiếu máu cũng là một trong những dấ hiệu cân u, niêm mạc mắt nhợt nhạt, da xanh, hay mệt mỏi chóng mặt...

Cần để ý những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể, tránh chủ quan chờ khi triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Những bệnh nhân có lối sống nguy cơ cao như thói quen ăn nhiều thịt đỏ đồ chiên nướng cay nóng, thức ăn chứa nhiều chất bảo quản, gia đình có người bị ung thư đại trực tràng hay tiền sử có polyp đại trực tràng là những đối tượng cần lưu ý hơn cả!

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

TẦM SOÁT SỚM UNG THƯ LÀ LỰA CHỌN ĐÁNG ĐỒNG TIỀN NHẤT MÀ BẠN NÊN HÀNH ĐỘNG NGAY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN

CON SỐ GIẬT MÌNH VỀ UNG THƯ

tháng 6 10, 2019
Hiện tại, tại Bệnh viện K trung ương có khoảng1300 bệnh nhân ung thư đang điều trị, trong đó 1200 bệnh nhân ngoại trú (đến hẹn lại lên truyền hoá chất, xạ trị hoặc uống thuốc)
Vì vậy,mọi người hãy "LƯU Ý""THAY ĐỔI" khi chưa quá muộn! 
Vì với ung thư, dự phòng là số 1.

1. Ăn uống và chất bảo quản thực phẩm: Vô cùng quan trọng

➢ Đừng dễ dàng đưa miếng ăn vào miệng, đó thực sự là điều tôi muốn gửi gắm đến mọi người. Ung thư thực quản, dạ dày, gan, đường tiêu hoá là những loại ung thư có liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống của chúng ta. Ngoài ra, rất nhiều những bệnh lý và ung thư khác cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những gì chúng ta đưa vào miệng.

➢ Mọi người cần tránh sử dụng thực phẩm chứa độc tố aflatoxin (gây ung thư gan) như nấm mốc, các loại tương lên men, hắc xì dầu, thực phẩm đã mốc, mọc mậm... cũng như các loại cà muối, dưa muối, củ cải muối lâu ngày. Anh chị cũng nên hạn chế ăn uống vỉa hè, trà trân châu các kiểu vì nguồn gốc thực phẩm và độ an toàn vệ sinh là điều nhức nhối.
➢ Tránh ăn các loại thức ăn bị cháy khét, tạo than bao quanh vì các loại thực phẩm này chứa rất nhiều độc tố liên quan bệnh lý ung thư, đặc biệt là các loại ung thư đường tiêu hoá. Hạn chế chiên, nướng, xào, rán. Hạn chế sử dụng nhiệt độ quá cao trong quá trình chế biến thực phẩm. Nếu được anh chị nên ưu tiên sử dụng rau củ quả sống, salad, hấp... các loại thịt cá nên luộc, kho nhạt, nấu canh, ăn lẩu và hấp, anh chị ạ.
➢ Hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, hot dog, paté, các thực phẩm có nhiều chất bảo quản, hàm lượng muối quá cao, chất tạo hương, chất tạo mùi, phụ gia, hoặc phẩm màu.
➢ Tạo thói quen sử dụng các loại rau, củ, quả, chất xơ và các loại hạt (lạc, vừng, điều, ô liu, hạnh nhân, hướng dương...) trong chế độ ăn hằng ngày.
➢ Bổ sung đủ vitamin D hằng ngày: Vitamin D rất quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên chỉ 10% nhu cầu lượng vitamin D hằng ngày được cung cấp qua ăn uống, vì vậy để đảm bảo cơ thể không thiếu hụt vitamin D, ngoài việc mọi người cần vận động thể dục đều đặn hằng ngày dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên
➢ Hạn chế thực phẩm để quá lâu, thực phẩm đã có mùi, thực phẩm đã chế biến quá 24h, thực phẩm quá mặn, quá ngọt hoặc quá nóng, quá lạnh.

2. Xây dựng lối sống lành mạnh & biết cách cân bằng chúng: Vô cùng quan trọng

➢ Luôn biết cách cân bằng một cách hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn giúp giải tỏa stress.
➢ Hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu là hai thói quen "chết người" hiện nay của thanh niên chúng ta.
➢ Luôn lắng nghe cơ thể mình, anh chị nhé! Khi chúng ta thấy mệt mỏi, nhức xương về sáng, chóng mặt, ăn không ngon miệng, mất ngủ….

3. Thể thao tăng cường chuyển hoá & sức đề kháng: Vô cùng quan trọng
➢ Đây là giải pháp nâng cao sức khoẻ và cải thiện hệ thống miễn dịch rất tốt và ai cũng có thể thực hiện được. Thật buồn khi theo tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam được xếp vào nhóm những nước lười vận động nhất.
➢ Một nghiên cứu của Viện ung thư Hoa Kỳ thực hiện trên 14 triệu người thường xuyên vận động thể chất cho thấy những đối tượng này giảm nguy cơ mắc 13 các loại bệnh ung thư thường gặp so với những người ít vận động thể chất. Nghiên cứu cũng ước tính mỗi năm có hơn 500 nghìn ca ung thư được chẩn đoán liên quá đến béo phì.

4. Hoá chất, thuốc tây và các tia bức xạ


➢ Một số hoá chất sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chăm sóc sắc đẹp, in ấn, da giày, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, mực in, chất tạo màu... có chứa nhiều hoá chất tăng nguy cơ ung thư. Do đó, chúng ta cần mang bao tay, khẩu trang, tăng cường thông thoáng khí, sử dụng các hệ thống lọc khi tiếp xúc.
➢ Hạn chế tác hại của tia tử ngoại (đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều, lúc cường độ tia tử ngoại cao nhất trong ngày) bằng cách sử dụng kem chống nắng, dùng mũ, dù che nắng khi tiếp xúc với tia tử ngoại và hạn chế tối đa xuất hiện ngoài trời trong khung giờ trên. Những tia xạ này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư da (hay gặp hơn ở người da trắng), ung thư bạch cầu, ung thư giáp.
➢ Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các hoá chất bảo vệ và kích thích tăng trưởng, đặc biệt là ông bà chú bác mình ở quê. Hiện nay thói quen sử dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu trừ cỏ còn rất nhiều. Và đáng ngại hơn nữa là mọi người chưa có ý thức sử dụng các phương tiện bảo hộ cần thiết như mũ, khẩu trang, găng tay, áo chống thấm nước… Các bạn trẻ sử dụng những chất kích thích tổng hợp, thuốc lắc, ma tuý đá... cũng không tránh khỏi những nguy cơ bệnh lý nguy hiểm về sau.

5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ

➢ Anh chị và các bạn nên xây dựng thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho mình và người thân, ít nhất 6 tháng một lần, mọi người nhé! Và mỗi gia đình nên có "Quỹ tài chính cho sức khoẻ" để hằng năm cả nhà đi kiểm tra sức khoẻ. Vì với tất cả các loại ung thư, việc phát hiện sớm đóng vai trò quyết định trong điều trị và tiên lượng.

6. Ô nhiễm không khí: Vấn đề nhức nhối hiện nay

Tình trạng ô nhiễm không khí tại các trung tâm thành phố lớn đang ngày càng trở nên trầm trọng. Mong chờ một giải pháp vĩ mô với nước ta hiện nay thực sự là hơi xa vời, tôi mạnh dạn nói như vậy. Chỉ có mỗi chúng ta tự "cứu" lấy mình trước. Những giải pháp tôi gợi ý bao gồm
➢ Lựa chọn sống nơi thoáng nhất có thể, càng nhiều cây xanh càng tốt. Nếu vì làm ăn, kinh tế hay chưa thể đủ tiềm lực để lựa chọn nổi nơi đáng sống thì việc sống sâu trong những ngõ ngách ở trung tâm những thành phố lớn, chúng ta phải chấp nhận việc được - mất này, anh chị ạ. Hiện nay có hệ thống các loại máy lọc không khí, anh chị có thể cân nhắc lắp đặt nhé!
➢ Cuối tuần nên tạo thói quen cho cả nhà ra ngoại ô, vùng biển hoặc lên núi đồi, nơi nhiều cây xanh để "thanh lọc" hệ hô hấp, anh chị ạ. Cả tuần ở điều hoà, hít bụi đường phố rồi thì cuối tuần, tôi xin anh chị làm ơn hãy rời nơi đó, cho cơ thể thêm chút thời gian nghỉ ngơi.
➢ Nên đeo kính và khẩu trang khi ra đường, để bảo vệ mắt và đường hô hấp tránh khói và những hạt bụi vô cùng nhỏ, anh chị nhé!
➢ Việc sống gần các khu công nghiệp, các nhà máy… hoặc làm việc trong những môi trường nguy cơ cao như hầm mỏ, đan dệt, xi măng cán thép, các cửa hàng xăng dầu… anh chị luôn cần có bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn và cũng nên tích cực đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, anh chị ạ. Nếu được, xin hãy sống càng xa các khu công nghiệp càng tốt.
➢ Yoga, thiền… là những môn thể thao giúp cải thiện đường hô hấp rất tốt. Mỗi nhịp thở chúng ta thực hiện, luôn chỉ có một lượng nhất định khí ra - vào, còn có một lượng khí rất lớn hầu như "nằm yên" trong phổi chúng ta, gọi là khí cặn. Nếu ai chăm chỉ tập luyện thể thao, lượng khí cặn này sẽ ít đi, lượng khí trao đổi sẽ nhiều lên trong mỗi lần thở, chính điều đó sẽ giúp chúng ta thấy dồi dào oxy hơn cũng như tránh được tình trạng thở nông, hụt hơi, đuối sức và cảm giác thiếu oxy mạn tính.

7. Vấn đề nguồn nước

Cùng chung cảnh ngộ với không khí, nguồn nước ngầm tại những thành phố lớn trên đất nước ta cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là bị nhiễm những kim loại nặng.
➢ Việc lựa chọn lắp đặt thêm những hệ thống lọc nước trong nhà anh chị nên thực hiện sớm. Nếu có thể, sau một khoảng thời gian nhất định, anh chị nên lấy vài mẫu nước mình đang sử dụng đi kiểm tra chất lượng và các thành phần nhé!

8. Hạn chế tiếp xúc với amiăng

➢ Hiện nay trong khi nhiều quốc gia phát triển đã cấm sử dụng và tiêu thụ amiăng dưới mọi hình thức thì một số quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển và ở Việt Nam, amiăng vẫn tiếp tục được sử dụng.
➢ Sau 40 năm nghiên cứu, từ năm 1973 Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại amiăng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người.
➢ Tác hại của amiăng đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng được biết đến là gây bệnh bụi phổi amiăng, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng. Người tiếp xúc với amiang thường phát bệnh sau khi tiếp xúc rất lâu (từ 20-30 năm) nên thường đến khi người lao động nghỉ hưu mới mắc bệnh.
➢ Cách dự phòng các bệnh có liên quan đến amiăng tốt nhất đó chính là không sử dụng các sản phẩm được làm từ amiăng, đặc biệt là các loại tấm lợp nhà cửa, anh chị nhé!

LỜI KẾT:
Những ai thường nói "Sống chết có số" là những người bác sĩ ngại nói chuyện nhất. Thực sự cuộc sống của mỗi chúng ta, đều do chúng ta định đoạt. Ta lựa chọn lối sống "buông thả", cuộc đời sẽ trả lại cho chúng ta những kết quả tương ứng. Vậy nên, tôi rất mong anh chị, hãy tạo thói quen xây dựng cho gia đình mình một lối sống lành mạnh và khoa học, vì đó chính là "truyền thống gia đình" và rất nhiều rất nhiều những thế hệ con cháu mình sẽ được thừa hưởng và duy trì. Có như vậy, lượng bệnh nhân đến bệnh viện mỗi ngày mới có thể giảm xuống, không đến vài ba ngàn bệnh nhân mỗi ngày như hiện nay, anh chị ạ.

Nguồn: Cafe buổi sáng