VẤN NẠN THUỐC CAM - Nguồn: Chăm con chuẩn Mỹ

tháng 11 11, 2019

⚠️ VẤN NẠN THUỐC CAM


Vẫn còn ngộ độc chì do bột thuốc cam!
👨🏻‍⚕️ Anh bác sĩ tiền bối ở Phú Thọ gửi cho BS. Mon, hỡi ôi lại ngộ độc chì rồi em ơi.
📝 Hôm nay thì báo chí đã đưa tin. Phải đưa tin chứ, dù chuyện cũ “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Mà vẫn có người bị dụ mua rồi cho con dùng. Dại khờ quá trời!
📝 “Sau 1 tuần dùng thuốc nam và bôi thuốc cam chữa nhiệt miệng, bệnh nhi 14 tháng tuổi rơi vào tình trạng mệt mỏi, sốt cao, da vàng. Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhi được chẩn đoán viêm gan cấp do ngộ độc thuốc nam. Hàm lượng chì trong máu trẻ cũng tăng gấp 13 lần do thuốc cam bôi chữa loét miệng.” - trích báo Dân trí

🙄 VẬY HÀNH TRÌNH NHƯ THẾ NÀO?

- Thủ phạm ngộ độc chì: “thuốc cam”
- Vì sao dùng “thuốc” này: tưa miệng, “cam răng” (nhưng lại không thích chấm kem trị bệnh siêu rẻ của Tây y, huhu).
- Vì sao đoán là có chì (kim loại nặng) trong thuốc cam: chụp X-quang gói thuốc (ảnh dưới) - sáng như bột sắt.
- Hậu quả ngộ độc chì: nhiều mức độ, thậm chí suy gan, suy các cơ quan, viêm não, co giật, hôn mê, tử vong.

👮🏼‍♂️ PHÂN TÍCH CỦA CHÚNG TÔI

🤨 Nhiều bố mẹ chưa biết đến thuốc cam, vậy là tốt, vì không cần dùng làm gì cả. Nhưng cần biết thêm để còn tuyên truyền khi bị dụ dỗ.
🍊 Thuốc cam là thuốc dạng bột, màu sắc phong phú được quảng cáo là chữa tưa miệng, cam răng và biếng ăn.
☯️ Từ góc độ lương y: Đông y không có vị thuốc nào màu mùi như thế, tễ bột bổ tì (bổ tì = ăn ngon) làm ra ở các nhà thuốc đông y gia truyền như của nhà bác Mon hoàn toàn có màu nâu, vị thơm, ngọt của dược liệu xay xát. Đông y hiện giờ hết sức hạn chế kim loại nặng để trị bệnh. Đơn giản vì ta đã có các lựa chọn tốt và an toàn hơn.
💊 Từ góc độ bác sĩ Tây y: Giả sử thuốc cam bậy bạ này họ trộn thuốc kích thích ăn, trộn kháng sinh, corticoid thì cũng khó có cái màu đó.
💄 Từ góc độ của người từng làm mĩ phẩm: Bác Mon tin rằng, chì ở đây chính là từ phẩm màu công nghiệp mà các lang băm trộn vào thuốc. Phẩm màu hữu cơ chuẩn không chì sẽ rất đắt, họ sẽ không đầu tư mua. Chì nhiễm gây ngộ độc ở đây như kiểu chì trong son môi đểu của chị em vậy.

👦🏻 TÁC HẠI CỦA CHÌ LÊN TRẺ EM

🛂 “Bộ Y tế đánh giá ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là ở trẻ em. Ở trẻ em ngộ độc chì với nồng độ chì trong máu > 70 µg/dL thường gây hội chứng não cấp ở trẻ nhỏ. Trong khi đó, hội chứng não cấp dễ gây tử vong hoặc di chứng thần kinh, tâm thần nặng nề với tỷ lệ tử vong là 65% khi chưa có thuốc gắp chì và giảm xuống <5% khi có thuốc gắp chì có hiệu quả. Khoảng 25 - 30% trẻ sẽ bị di chứng vĩnh viễn gây chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt…” - trích báo.
☝🏻 Ngộ độc chì nhẹ có thể không có triệu chứng rõ, nên nếu gia đình nào đã từng dùng thuốc cam, thuốc sài cho con em thì nên đưa trẻ đi khám và định lượng chì để xem xét điều trị. Nếu ở Hà Nội, bố mẹ có thể đến Phòng khám của Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương để được thăm khám, xét nghiệm và tư vấn.

🗣 TÓM LẠI:

 Không dùng thuốc cam trong mọi tình huống, mọi bệnh. Nhìn màu mè loè loẹt là có thể đoán là đầy kim loại nặng.
 Hãy đi khám và sử dụng các thuốc tây y rõ hoạt chất và liều lượng cho trẻ em.
❇️ Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thận trọng khi dùng thuốc nam và phải khám ở cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền uy tín, có bác sĩ chuyên khoa thực thụ (không phải ông lang, bà lang vườn) để được kê đơn với các dược liệu an toàn và đúng bệnh, đúng tuổi.
💠 Dr. Mon - Đỗ Tiến Sơn
📝 Chăm con chuẩn Mỹ
Ảnh 2: Ảnh tư liệu của ThS. BS. Sáng.
Ảnh chụp gói thuốc ở ảnh 1 dưới tia X.
Một cách sơ bộ để đoán là có kim loại nặng ở trong bột thuốc.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »