Tin mới

NGẮN HÃM LƯỠI (PHANH LƯỠI)

tháng 3 23, 2021

Tại Long An, Các mẹ có thể đưa bé đến Trung Tâm Nhi - Tai Mũi Họng Đức Phúc để khám và xử trí sớm dị tật này.











1. Làm sao để phát hiện bệnh nhân ngắn hãm lưỡi ?
+ Trẻ sau sinh
* Khó bú
* Khó nuốt ở trẻ ăn dặm
* Chậm nói
* Khó phát âm
* Nói ngọng: chủ yếu trẻ phát âm sai các phụ âm: r, s, z.kh, tr, l
- khi quan sát ta thấy lưỡi như hình minh họa
- Theo phân loại của Kotlow chia làm 4 độ Ta có thể sự dụng bộ dụng củ ( ảnh minh họa ) để đo
* Mức độ 1: dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm
* Mức độ 2: dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm
* Mức độ 3: dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm
* Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm

2. Khi nào nên mổ ?
Thưởng từ độ 3 và 4 có chỉ định mổ

3. Bệnh nhân mổ gây tê hay mê ?
Nếu bệnh nhân hợp tác ta có thể phẫu thuật gây tê

4. Phương pháp mổ ?
- có thể dùng dao nóng (laser , dao điện ...)
- Dùng dao lạnh ( dao , kéo không sinh nhiệt)

5. Khi nào có thể mổ ?
Tuỳ bv gây mê hay tê được có thể từ 6 tháng , hoặc sơ sinh tuỳ từng nơi

6. Sau mổ bệnh nhân sinh hoạt thế nào ?
- với trẻ em ăn cháo uống sữa
- Người lớn ăn cháo 1 vài ngày đầu

7. Sau mổ ta phải làm gì ?
- Cho trẻ lớn người lớn uống nhiều nước để làm sạch miệng
- Trẻ lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.
- Trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên
Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.

Nguồn: Dr Hưng Lê


THÔNG TIN VỀ VIRUS RSV

tháng 10 18, 2020

 

🧿 Tuy nhiều bố mẹ đã biết, nhưng với nhiều người, cái tên này vẫn còn lạ, thậm chí từng bị báo chí gán tên "virus lạ bùng phát". Hoặc khi bác sĩ nói kết quả xét nghiệm của bé dương tính với RSV - "rờ ét vê" - "a ét vi" thì còn nhiều bạn lúng túng. Có người còn bảo ơ nghe hao hao ...HIV (!?)
🤖 RSV là virus gây bệnh đường hô hấp, viết tắt tên tiếng Anh của Respiratory Syncytial Virus - virus hợp bào hô hấp.
Nhắc luôn, đã là virus (siêu vi) - thì KHÁNG SINH không diệt được. Vì siêu vi không có cấu trúc tế bào, tránh được các cơ chế tấn công tìm diệt của kháng sinh. Tóm người có tóc, ai tóm được kẻ trọc đầu, phỏng?
☔️ Ở trẻ lớn và người lớn như chúng ta, RSV gây ra cảm mạo, hắt hơi sổ mũi - cứ về thu đông hay chuyển trời là bị.
Ở trẻ bé, nhiễm RSV có thể gây bệnh từ nhẹ - nặng: từ hắt hơi, chảy mũi đến viêm phổi, khó thở - tùy thuộc vào tuổi của bé, bệnh lý có sẵn (trẻ đẻ non tháng, có bệnh tim mạch, có sẵn bệnh phổi).
⛈❄️ RSV bùng phát vào MÙA THU - MÙA ĐÔNG VÀ GIAO MÙA. Như bây giờ! Bác sĩ đang sụt sịt, chắc cũng RSV, các cháu ở khoa lác đác cũng có cháu ho nhiều hơn, rồi cũng ra RSV.
💣 Ở trẻ sơ sinh và đang thời kì bú mẹ, nhiễm RSV có thể gây viêm TIỂU phế quản (các đường dẫn khí nhỏ trong phổi). Gây khò khè nhiều, có thể tiến triển khó thở nhanh, đặc biệt ở các cô câu đẻ non hoặc hệ miễn dịch yếu, bệnh lý tim (tim bẩm sinh) hay phổi (bệnh phổi mạn, xơ phổi...). Với nhóm trẻ nguy cơ cao đó, bố mẹ càng cần phải kiêng cữ và dự phòng tốt cho con, cùng xin ý kiến tư vấn của bác sĩ sớm.
10 BÉ SƠ SINH VÀO VIỆN VÌ VIÊM PHỔI, KÈM RSV THÌ 8 BÉ LÀ CÓ ANH CHỊ BỐ MẸ ÔNG BÀ Ở CHUNG ĐANG HO CÚM MÀ KHÔNG CÁCH LY KIÊNG CỮ!
Ở trẻ nhỡ nhỡ (đang đi nhà trẻ), biểu hiện đa phần là chảy mũi nhiều, một số bị viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nhưng đa phần có thể điều trị ở nhà sau khi ĐÃ đi khám bác sĩ nhi. Vì RSV là virus, trừ khi có biến chứng khó thở, thì bệnh sẽ tự khỏi (như người lớn vẫn tự khỏi cảm sốt).
🔬 XÉT NGHIỆM TÌM RSV DƯƠNG TÍNH?
Như đã nói, KHÔNG có thuốc nào điều trị đặc hiệu RSV. Các bác sĩ sẽ đưa ra các điều trị hỗ trợ, tức là:
1) Chảy mũi nhiều, thì hướng dẫn rửa mũi, hút mũi - đặc biệt HIỆU QUẢ VÀ QUAN TRỌNG với trẻ sơ sinh (do đường thở bé - hẹp - dễ tắc).
2) Sốt thì hạ sốt khi con sốt cao và khó chịu nhiều.
3) Ăn, uống tốt (ít nhất là đủ, dư mới tốt. Khỏe ăn 10 thì giờ phải ăn được 11-12 mới nhanh khỏi).
4) Nghỉ ngơi
...
Một số biện pháp điều trị như khí dung thuốc giãn phế quản, corticoid sẽ được cân nhắc chỉ định tùy đáp ứng của mỗi trẻ. Đa phần, là ít hiệu quả, không còn là chỉ định bắt buộc dành cho trẻ viêm tiểu phế quản do RSV.
💣 Ở những trẻ nhiễm RSV diễn biến nặng và nhanh, trẻ sẽ có khó thở (thở nhanh - ngừng thở, rút lõm cơ hô hấp, ăn bú kém...). Với những trẻ này, bắt buộc là đi viện, để thở oxy nếu cần, hỗ trợ hô hấp (máy thở qua gọng mũi, máy thở qua ống thở - khi nặng), dịch truyền nếu cần, kháng sinh NẾU CÓ NGHI NGỜ BỘI NHIỄM THÊM VI KHUẨN.
🤚 LÀM SAO ĐỂ CON TRÁNH BỊ LÂY RSV?
RSV lây qua dịch tiết hầu họng, mũi, văng ra khi xì mũi, hắt hơi, ho. RSV sau đó lây qua tiếp xúc trực tiếp (tức là qua bàn tay). DỰ PHÒNG BAO GỒM:
- Tránh tiếp xúc với KHÓI THUỐC LÁ và các thể loại khói khác.
- Hạn chế đưa con tới nơi đông người, hoặc không đi nhà trẻ nếu ở nhà trẻ đang có dịch (nếu có thể)
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt ở trẻ nguy cơ ("miễn dịch kém", "non yếu")
- Cách ly nếu anh, chị của trẻ chung nhà có dấu hiệu viêm nhiễm hô hấp
- Dạy trẻ che miệng mũi khi ho và người lớn tuân thủ làm gương.
😳 BỊ RỒI CÓ BỊ LẠI KHÔNG?
Có thể bị lại. Thậm chí bị đợt mới ngay trong tháng, trong mùa đó. Sang năm mà không phòng tốt thì vẫn bị đợt mới.
🗣 RSV CÓ VACCINE DỰ PHÒNG KHÔNG?
Chưa có, các vaccine vẫn đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm.
🗣 PALIVIZUMAB LÀ THUỐC DỰ PHÒNG RSV?
Đúng. Nhưng chỉ định của Palivizumab rất hạn chế, dành cho nhóm nguy cơ cao và do bác sĩ chuyên khoa xem xét chỉ định.
👍 Chia sẻ và giới thiệu lại nếu bạn thấy bài viết hữu ích cho hành trình chăm con của ai đó.
🚩 Chăm con chuẩn Mỹ cùng bác sĩ nhi khoa
😊 Bác sĩ Sơn

SÀNG LỌC THÍNH LỰC (PHẦN 2): Cách ba mẹ tự đánh giá phản ứng của bé với âm thanh

tháng 9 16, 2020
SÀNG LỌC THÍNH LỰC (PHẦN 2): Cách ba mẹ tự đánh giá phản ứng của bé với âm thanh



Ba mẹ có thể tự đánh giá phản ứng với âm thanh của bé với những trẻ có thính giác bình thường sẽ đáp ứng với âm thanh như sau:
1️⃣ Ngay sau khi sinh – bé sẽ bị giật mình bởi một tiếng động lớn đột ngột như tiếng vỗ tay hoặc tiếng đóng sầm cửa. Chớp mắt hoặc mở to mắt trước những âm thanh như vậy hoặc ngừng bú hoặc bé khóc.
2️⃣ 1 tháng – bé bắt đầu nhận thấy những âm thanh kéo dài đột ngột như tiếng ồn của máy hút bụi. Tạm dừng và lắng nghe tiếng ồn khi chúng bắt đầu.
3️⃣ 4 tháng – bé sẽ im lặng hoặc mỉm cười khi nghe thấy giọng nói quen thuộc ngay cả khi không thể nhìn thấy người nói và hướng mắt về phía giọng nói. Bé thể hiện sự phấn khích với âm thanh (ví dụ: giọng nói, tiếng bước chân, v.v.).
4️⃣ 7 tháng – bé phản ứng quay ngay lập tức với một giọng nói quen thuộc trong phòng (nếu không đang quá chú tâm vào việc hiện tại)
5️⃣ 9 tháng – bé sẽ chăm chú lắng nghe những âm thanh quen thuộc hàng ngày và tìm kiếm những âm thanh rất yên tĩnh ngoài tầm nhìn.
6️⃣ 12 tháng – bé sẽ có phản ứng với tên gọi của mình, cũng có thể phản hồi lại các câu như ‘không’, ‘bye bye”
Nếu ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của bé, nếu bạn cho rằng trẻ có thính giác không tốt, hãy cho bé đi khám.
(*) Nguồn NSC (UK National screening commitee)

TS.BS.Đinh Thuý Linh 

SÀNG LỌC THÍNH LỰC CHO TRẺ (PHẦN 1)

tháng 9 16, 2020

 SÀNG LỌC THÍNH LỰC (PHẦN 1): Một số điều cần biết



1. Tại sao cần phải sàng lọc thính lực?
Cứ 1000 trẻ thì có một trẻ bị khiếm thính ở một hoặc cả hai tai. Sàng lọc thính lực sẽ cho phép phát hiện sớm những trẻ sơ sinh bị khiếm thính, từ đó có những hỗ trợ để trẻ có thể có một cuộc sống khoẻ mạnh
2. Không ai trong gia đình tôi bị khiếm thính. Con tôi có cần phải sàng lọc thính lực sau sinh không?
Có, tất cả trẻ sơ sinh đều nên sàng lọc thính lực. Hầu hết trẻ sinh bị khiếm thính đều được sinh ra trong các gia đình không có tiền sử khiếm thính.
3. Sàng lọc thính lực có gây đau cho bé không?
Sàng lọc thính lực hoàn toàn không gây đau và khó chịu cho bé và thường thực hiện khi bé đang ngủ hoặc nằm yên.
4. Sàng lọc thính lực được thực hiện vào thời điểm nào?
Sau sinh, trước khi bé rời khỏi bệnh viện
Kết quả sàng lọc thính lực có sau bao lâu?
Kết quả sẽ được có ngay tại thời điểm sau khi bé được sàng lọc.
5. Các phương pháp sàng lọc thính lực:
Có hai phương pháp sàng lọc thính lực
- Đo lường âm thanh từ ốc tai (OAE): phương pháp này được sử dụng để xác định tai bé có phản ứng với âm thanh hay không. Trong quá trình thử nghiệm, một tai nghe thu nhỏ và micrô được đặt trong tai và âm thanh sẽ được phát. Khi em bé có thính giác bình thường, một tiếng vọng sẽ phản xạ trở lại ống tai, có thể đo được bằng micrô. Nếu không phát hiện thấy tiếng vọng, nó có thể cho thấy bạn bị mất thính giác
- Đánh giá đáp ứng âm thanh của cuống não (ABR). Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thần kinh thính giác (dây thần kinh truyền âm thanh từ tai đến não) và phản ứng của não với âm thanh.
6. Kết quả sàng lọc có nghĩa như thế nào?
- Kết quả sàng lọc “đạt”: có nghĩa 2 tai trẻ có khả năng nghe bình thường tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên bé có thể vẫn bị mất thính giác sau này, vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi khả năng nghe của bé khi bé lớn lên
- Kết quả sàng lọc “không đạt” ở lần đầu có nghĩa là bé cần được kiểm tra thính lực lần thứ hai. Nhiều trẻ sơ sinh cần được kiểm tra thính lực lần thứ hai vì sàng lọc lần đầu tiên không thấy có phản ứng rõ ràng từ một hoặc cả hai tai. Điều này không có nghĩa là bé bị khiếm thính.
7. Một số lý do phổ biến dẫn đến kết quả sàng lọc thính lực lần đầu của bé không đạt
• Bé không nằm yên tại thời điểm sàng lọc.
• Có tiếng ồn xung quanh khi thực hiện sàng lọc.
• Em có thể bị nghẹt hoặc tắc nghẽn tạm thời trong tai sau khi sinh. Điều này rất phổ biến và sẽ hết theo thời gian.
Tuy nhiên nếu kết quả sàng lọc lần 2 không đạt, bé sẽ cần được chuyển khám chuyên khoa để chẩn đoán các bất thường về thính lực.
TS.BS.Đinh Thuý Linh

NHÀ CÓ TRẺ EM - XIN KHÓI HƯƠNG VỪA ĐỦ

tháng 9 02, 2020
NHÀ CÓ TRẺ EM - XIN KHÓI HƯƠNG VỪA ĐỦ



📿 Làn khói hương mờ ảo, thoảng mùi trầm đã trở thành một phần của văn hoá Á Đông, của Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta.
🍃 Hương trầm mỏng mảnh lan toả trong không gian, nhẹ nhàng như cõi nhân sinh, có thể xoa dịu lòng người và dường như có thể kết nối các thế giới với nhau.
🎋 HƯƠNG CÓ NHỮNG GÌ?
Xét về mặt khối lượng, một nén hương có 21% là bột gỗ và thảo mộc; 35% hương liệu; 11% bột kết dính; còn lại là ruột tre. Khói hương chứa các hạt bụi mịn (particulate matter, PM) và các hợp chất hữu cơ.
- Với cùng một lượng châm đốt, khói hương còn thải ra bụi mịn nhiều gấp 3 lần đốt thuốc lá.
- Phát sinh các khí như CO, CO2, NO2, SO2.
- Sinh các hợp chất hữu cơ như benzen, toluen, xylen.
Môi trường quanh các đền chùa miếu mạo tại Đài Loan, Trung Quốc đã được ghi nhận về ô nhiễm không khí từ lâu. Đặc biệt rõ khi mùa lễ hội và khi các ban quản lí di tích, quản đền chùa, giáo hội chưa ra các quy định giảm lượng hương nhang, vàng mã.
🚸 TÁC ĐỘNG CỦA KHÓI HƯƠNG TỚI SỨC KHOẺ
Ảnh hưởng của khói hương tác động lên sức khoẻ do từng thành phần trong khói vừa liệt kê ở trên.
1. Bụi mịn
Ô nhiễm bụi mịn là hot keyword trong năm qua. Nhưng không phải ai cũng biết, ô nhiễm bụi mịn TRONG NHÀ còn sát sườn hơn cả ô nhiễm ngoài trời. Với các nguồn phát thải chính từ: nấu bếp, khói hương và thuốc lá; đặc biệt là loại bụi siêu mịn. Ảnh hưởng tới sức khoẻ là tới từng tế bào và rõ ràng làm nặng thêm các bệnh hô hấp ở mọi lứa tuổi.
2. Khí phát thải
Tiêu biểu là carbon monooxit (CO). Hít nhiều hoặc có quá nhiều khói hương trong không gian hẹp kín gây đau đầu, chóng mặt, khó thở tức ngực là vì thế.
Bên cạnh đó, các khí hữu cơ (VOCs) và an-đê-hít cũng gây kích ứng, dị ứng, viêm mũi họng và khởi phát cơn hen ở mọi độ tuổi.
🏠 NGUY HIỂM HƠN KHI CHÂM HƯƠNG TRONG NHÀ, PHÒNG KÍN, SỐ LƯỢNG LỚN VÀ KÉO DÀI
Ảnh hưởng của khói hương trong các nghiên cứu còn nhiều tranh cãi, do nhiều yếu tố nhiễu, khác biệt trong thực hành hương khói: TRONG NHÀ thì rõ ràng hại hơn ngoài trời, số lượng, thời gian tiếp xúc, chế độ sinh hoạt kèm theo... Các nhà khoa học thống nhất: thắp hương trong nhà kín còn gây ô nhiễm không khí nhiều hơn là nhà có người hút thuốc.
👃🏻 ẢNH HƯỞNG TỚI HÔ HẤP
Tác động gần giống như hít phải khói thuốc lá thụ động cũng như bất kì nguồn phát thải bụi mịn khác. Nên nếu hít khói hương nhiều và kéo dài thì tương đương với các tác hại của khói thuốc lá: tăng tỉ lệ mắc, tăng tỉ lệ tái phát, tăng nặng khi bị bệnh hô hấp
📈 Một số thống kê ghi nhận:
- Tăng tỉ lệ ung thư hầu họng
- Tăng triệu chứng ho ở trẻ em
- Biến đổi về mặt giải phẫu và sinh học tế bào tại phổi (trên chuột)
- Tăng nguy cơ khởi phát cơn hen
Một số nghiên cứu không tìm được mối liên quan rõ ràng và giải thích rằng: nhóm trẻ vốn đã có bệnh lý hô hấp thì gia đình cũng chủ động tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi.
👁 GÂY KÍCH ỨNG DA, NIÊM MẠC
- Kích thích phản ứng viêm
- Có thể gây viêm da tiếp xúc
👻 THÊM NGUY CƠ UNG THƯ
👾 CÓ THỂ GÂY CHẬM PHÁT TRIỂN
👍🏻 BIỆN PHÁP GIẢM TÁC ĐỘNG XẤU
📊 Dù vẫn cần một nghiên cứu đủ lớn và toàn diện để đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của khói hương, tác động là rõ, ít hay nhiều là do cách ta dùng.
👨🏻‍⚕️ Các chuyên gia đưa ra các khuyến cáo sau để giảm tác hại của khói hương:
1. Tránh thắp hương khi trong phòng có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người có bệnh mạn tính tim mạch - hô hấp.
2. Mua loại hương xịn (ít khói hoặc không khói).
3. Tránh các yếu tố ô nhiễm thêm vào (khói thuốc lá, bụi nhà).
4. Mở thoáng, bật thông gió, hút mùi, lọc khí khi thắp hương. Có phòng thờ riêng, ở tầng cao của nhà là tuyệt nhất!
5. Sử dụng vừa đủ, không châm hương quá nhiều một lúc hoặc châm hương liên tục.
🙏🏻📿 Vẫn sẽ cần dùng hương khi thực hành tôn giáo, tín ngưỡng, thiền định và trị liệu. Tuy nhiên, hãy dùng đúng lúc, đúng chỗ và chừng mực vì sức khoẻ con em mình nhé!
“...Anh đốt mảnh trầm hương
Đặt gần ô cửa sổ
Đợi chờ em một ngày không giông gió
Đến cùng anh cạn những chén trà...”
👨🏻‍⚕️ BS. Đỗ Tiến Sơn
Chăm con chuẩn Mỹ
Ủng hộ đội biên tập của Dr. Mon: buymeacoffee.com/cccm
🛂 THAM KHẢO TỪ:
1. “...đặc điểm của khói hương...”
3. “...khói hương không độc bằng khói thuốc lá được...”
4. “...có thể ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ...”
5. “...có vẻ như châm hương trong nhà còn ảnh hưởng tới phát triển thần kinh vận động ở trẻ em...”
6. “...có vẻ như phơi nhiễm khói hương khi mang bầu làm trẻ sinh nhẹ cân và vòng đầu nhỏ hơn...”

5 CHÚ Ý KHI CON UỐNG THUỐC

tháng 9 02, 2020

 5 CHÚ Ý KHI CON UỐNG THUỐC

Thìa chỉ để ăn cháo, còn thuốc phải đong bằng
mililit nha!
🤓 1. BIẾT ĐƯỢC TÊN, HẠN SỬ DỤNG THUỐC
Không bao giờ chấp nhận cho trẻ (và người lớn) dùng các thuốc không rõ nhãn mác, không còn trong lọ - vỉ nguyên bản, không rõ tên tuổi.



Ngày nay, chuyện đó nghe vẻ kì dị nhưng thực ra vẫn gặp.
Ví dụ: "ĐƠN THUỐC"
Viên xanh uống 1 viên ngày 2 lần,
Viên đỏ uống 2 viên ngày 2 lần, uống sáng sau ăn no (!?)
🥶 Hãy từ chối các đơn thuốc như vậy, cũng như bye bye "bác sĩ" kê đơn kiểu đó. Uống thuốc, chứ không phải "đập đá" mà không nhãn mác, xanh đỏ như vậy.
🕵️‍♂️ 2. ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC
Hãy đọc kĩ tờ hướng dẫn sử dụng (tờ thông tin kê toa) đi kèm lọ, vỉ thuốc. Nếu mua lẻ, hãy mở lời xin cô dược sĩ xinh đẹp cho mượn. Hoặc xem tại các trang uy tín (drugbank.vn, https://www.mims.com/vietnam), hoặc của chính hãng dược đó. Hoặc bí quá, gọi hỏi bác sĩ nếu còn khúc mắc lăn tăn. Đó là thông tin mở - bệnh nhân có quyền nắm rõ.
✅ Sau khi đọc và hỏi bác sĩ, cố gắng nắm được liều thuốc và không bao giờ tự ý cho trẻ dùng quá hay ít hơn liều bác sĩ kê.
🧪 3. ĐONG ĐÚNG LƯỢNG
Nhiều loại thuốc dành cho trẻ em là siro, hoặc cần pha thêm ABC mL nước để thành dạng nước. Hãy pha đúng hướng dẫn và đong đúng lượng bằng xi lanh kèm theo hoặc cốc đong kèm theo.
✅ 4. DÙNG ĐÚNG DỤNG CỤ
Dùng đúng ống định liều, cốc đong của thuốc đó. Vì nhiều ống đong xịn quá, lại căn cứ mốc Kg để hút thuốc, thì không được dùng cho thuốc khác (tỉ lệ đã thay đổi).
🥄 ❎ Không áng chừng bằng thìa, muỗng.
💉 Nếu không có, chạy qua tiệm thuốc mua xi lanh 5mL hoặc 10mL về (tháo bỏ đầu kim) để dùng.
😍 5. MỌI CÂU HỎI CẦN ĐƯỢC GIẢI ĐÁP HẾT
Trước khi cho thuốc vào miệng, mọi khúc mắc cần được giải đáp bởi bác sĩ, dược sĩ. Tốt nhất phải là người đã khám, kê đơn và tư vấn cho con.
☺️ Kĩ năng nào dù nhỏ cũng phải học, để tránh sai lầm.
😋 Chia sẻ nếu bạn thấy thông tin ngắn gọn này cần lan tỏa.

Nguồn đồ họa: CDC.gov Medicine Safety
Chăm con chuẩn Mỹ giữ bản quyền nội dung.