SÀNG LỌC THÍNH LỰC CHO TRẺ (PHẦN 1)

tháng 9 16, 2020

 SÀNG LỌC THÍNH LỰC (PHẦN 1): Một số điều cần biết



1. Tại sao cần phải sàng lọc thính lực?
Cứ 1000 trẻ thì có một trẻ bị khiếm thính ở một hoặc cả hai tai. Sàng lọc thính lực sẽ cho phép phát hiện sớm những trẻ sơ sinh bị khiếm thính, từ đó có những hỗ trợ để trẻ có thể có một cuộc sống khoẻ mạnh
2. Không ai trong gia đình tôi bị khiếm thính. Con tôi có cần phải sàng lọc thính lực sau sinh không?
Có, tất cả trẻ sơ sinh đều nên sàng lọc thính lực. Hầu hết trẻ sinh bị khiếm thính đều được sinh ra trong các gia đình không có tiền sử khiếm thính.
3. Sàng lọc thính lực có gây đau cho bé không?
Sàng lọc thính lực hoàn toàn không gây đau và khó chịu cho bé và thường thực hiện khi bé đang ngủ hoặc nằm yên.
4. Sàng lọc thính lực được thực hiện vào thời điểm nào?
Sau sinh, trước khi bé rời khỏi bệnh viện
Kết quả sàng lọc thính lực có sau bao lâu?
Kết quả sẽ được có ngay tại thời điểm sau khi bé được sàng lọc.
5. Các phương pháp sàng lọc thính lực:
Có hai phương pháp sàng lọc thính lực
- Đo lường âm thanh từ ốc tai (OAE): phương pháp này được sử dụng để xác định tai bé có phản ứng với âm thanh hay không. Trong quá trình thử nghiệm, một tai nghe thu nhỏ và micrô được đặt trong tai và âm thanh sẽ được phát. Khi em bé có thính giác bình thường, một tiếng vọng sẽ phản xạ trở lại ống tai, có thể đo được bằng micrô. Nếu không phát hiện thấy tiếng vọng, nó có thể cho thấy bạn bị mất thính giác
- Đánh giá đáp ứng âm thanh của cuống não (ABR). Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thần kinh thính giác (dây thần kinh truyền âm thanh từ tai đến não) và phản ứng của não với âm thanh.
6. Kết quả sàng lọc có nghĩa như thế nào?
- Kết quả sàng lọc “đạt”: có nghĩa 2 tai trẻ có khả năng nghe bình thường tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên bé có thể vẫn bị mất thính giác sau này, vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi khả năng nghe của bé khi bé lớn lên
- Kết quả sàng lọc “không đạt” ở lần đầu có nghĩa là bé cần được kiểm tra thính lực lần thứ hai. Nhiều trẻ sơ sinh cần được kiểm tra thính lực lần thứ hai vì sàng lọc lần đầu tiên không thấy có phản ứng rõ ràng từ một hoặc cả hai tai. Điều này không có nghĩa là bé bị khiếm thính.
7. Một số lý do phổ biến dẫn đến kết quả sàng lọc thính lực lần đầu của bé không đạt
• Bé không nằm yên tại thời điểm sàng lọc.
• Có tiếng ồn xung quanh khi thực hiện sàng lọc.
• Em có thể bị nghẹt hoặc tắc nghẽn tạm thời trong tai sau khi sinh. Điều này rất phổ biến và sẽ hết theo thời gian.
Tuy nhiên nếu kết quả sàng lọc lần 2 không đạt, bé sẽ cần được chuyển khám chuyên khoa để chẩn đoán các bất thường về thính lực.
TS.BS.Đinh Thuý Linh

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »