

Nhắc luôn, đã là virus (siêu vi) - thì KHÁNG SINH không diệt được. Vì siêu vi không có cấu trúc tế bào, tránh được các cơ chế tấn công tìm diệt của kháng sinh. Tóm người có tóc, ai tóm được kẻ trọc đầu, phỏng?

Ở trẻ bé, nhiễm RSV có thể gây bệnh từ nhẹ - nặng: từ hắt hơi, chảy mũi đến viêm phổi, khó thở - tùy thuộc vào tuổi của bé, bệnh lý có sẵn (trẻ đẻ non tháng, có bệnh tim mạch, có sẵn bệnh phổi).



10 BÉ SƠ SINH VÀO VIỆN VÌ VIÊM PHỔI, KÈM RSV THÌ 8 BÉ LÀ CÓ ANH CHỊ BỐ MẸ ÔNG BÀ Ở CHUNG ĐANG HO CÚM MÀ KHÔNG CÁCH LY KIÊNG CỮ!
Ở trẻ nhỡ nhỡ (đang đi nhà trẻ), biểu hiện đa phần là chảy mũi nhiều, một số bị viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nhưng đa phần có thể điều trị ở nhà sau khi ĐÃ đi khám bác sĩ nhi. Vì RSV là virus, trừ khi có biến chứng khó thở, thì bệnh sẽ tự khỏi (như người lớn vẫn tự khỏi cảm sốt).

Như đã nói, KHÔNG có thuốc nào điều trị đặc hiệu RSV. Các bác sĩ sẽ đưa ra các điều trị hỗ trợ, tức là:
1) Chảy mũi nhiều, thì hướng dẫn rửa mũi, hút mũi - đặc biệt HIỆU QUẢ VÀ QUAN TRỌNG với trẻ sơ sinh (do đường thở bé - hẹp - dễ tắc).
2) Sốt thì hạ sốt khi con sốt cao và khó chịu nhiều.
3) Ăn, uống tốt (ít nhất là đủ, dư mới tốt. Khỏe ăn 10 thì giờ phải ăn được 11-12 mới nhanh khỏi).
4) Nghỉ ngơi
...
Một số biện pháp điều trị như khí dung thuốc giãn phế quản, corticoid sẽ được cân nhắc chỉ định tùy đáp ứng của mỗi trẻ. Đa phần, là ít hiệu quả, không còn là chỉ định bắt buộc dành cho trẻ viêm tiểu phế quản do RSV.


RSV lây qua dịch tiết hầu họng, mũi, văng ra khi xì mũi, hắt hơi, ho. RSV sau đó lây qua tiếp xúc trực tiếp (tức là qua bàn tay). DỰ PHÒNG BAO GỒM:
- Tránh tiếp xúc với KHÓI THUỐC LÁ và các thể loại khói khác.
- Hạn chế đưa con tới nơi đông người, hoặc không đi nhà trẻ nếu ở nhà trẻ đang có dịch (nếu có thể)
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt ở trẻ nguy cơ ("miễn dịch kém", "non yếu")
- Cách ly nếu anh, chị của trẻ chung nhà có dấu hiệu viêm nhiễm hô hấp
- Dạy trẻ che miệng mũi khi ho và người lớn tuân thủ làm gương.

Có thể bị lại. Thậm chí bị đợt mới ngay trong tháng, trong mùa đó. Sang năm mà không phòng tốt thì vẫn bị đợt mới.

Chưa có, các vaccine vẫn đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm.

Đúng. Nhưng chỉ định của Palivizumab rất hạn chế, dành cho nhóm nguy cơ cao và do bác sĩ chuyên khoa xem xét chỉ định.

