Cúm Corona tiếp tục lan rộng mang theo nỗi lo lắng khắp nơi. Đeo khẩu trang được xem như một cách phòng ngừa Cúm.
Cho đến nay, các nghiên cứu cho thấy lây lan của cúm Corona Vũ Hán thường qua đường hô hấp, có phần giống như cúm SARS 2003. Để xem loại khẩu trang nào là tốt nhất, chúng ta tìm xem con virus Corona to cỡ nào và các loại khẩu trang hiện nay ngăn lọc tốt đến đâu.
# Virus Corona to hay nhỏ?
Một nghiên cứu từ Viện Khoa Học Trung Quốc năm 2004 đăng trên tạp chí Antiviral Therapy (1) cho thấy kích cỡ của Virus Corona trong dịch SARS năm 2003 là 150nm-200nm (1 phần tỉ mét). Để so sánh, virus cúm Influenza A (Cúm Flu) là 80nm-120nm (2). Như vậy, con Corona hơi mập hơn con Influenza A tí xíu, vì vậy những nghiên cứu khẩu trang trên con Influenza A có thể áp dụng vào con Corona. Để quý vị dễ hình dung, một chuỗi DNA ở người trung bình dài khoảng 2.5nm cho thấy kích cỡ 2 con virus này rất nhỏ.# Đeo khẩu trang nào đây?
Nghiên cứu tổng hợp từ Los Alamos National Laboratory, New Mexico, Hoa Kỳ năm 2011 về hiệu quả của khẩu trang trong ngăn ngừa cúm Influenza A năm 2011 (3) cho thấy khẩu trang N95 (khi đeo đúng) giảm được 20% khả năng lây bệnh và nhiễm bệnh virus cúm Influenza A và chỉ cần 10% bệnh nhân đeo mặt nạ loại này (N95) để giảm lây lan 20%. Đeo khẩu trang y tế cũng giảm được sự lây lan nhưng không hiệu quả bằng N95, cần phải có nhiều người đeo hơn (khoảng 50% bệnh nhân đeo) để giảm lây lan 6%.
Điểm quan trọng nhất của nghiên cứu này chỉ ra khẩu trang đúng nên là loại có nhiều nơi giá hợp lý, dùng một lần mỗi ngày, và khít chặt vào mặt.
# Chi tiết hơn về mặt nạ N95 và khẩu trang y tế (surgical mask)
Sau đại dịch cúm 1918 Spanish Flu, khẩu trang y tế được dùng rộng rãi như một cách ngăn ngừa cúm. Đây là loại khẩu trang không đeo khít mặt, mỏng, bán đại trà, thường có hai màu (xanh dương hay xanh lá cây) mỗi mặt. Đeo khẩu trang y tế nên đeo có mặt màu ra bên ngoài (do có tính chống nước), mặt trắng (có hút ẩm) bên trong, và che hoàn toàn miệng và mũi. Khẩu trang này khi tháo ra chỉ nên dùng tay tháo dây, không dụng vào phần che mũi miệng, và ném khẩu trang thẳng vào thùng rác. Giá bán của khẩu trang y tế tại Mỹ là $6 cho 10 cái tại Target (60c/ cái).
N95 là khẩu trang đeo khít mặt dành cho công chúng và cho nhân viên y tế làm việc và tiếp xúc trong môi trường có khả năng lây nhiễm cao. Chữ 95 trong N95 nghĩa là khi dùng đúng cách, mặt nạ có khả năng ngăn ngừa đến 95% các hạt có kích cỡ 0.3 micro (300 nm) (4).
Do kích cỡ của Influenza A (120nm) và Corona virus (200nm) đều nhỏ hơn kích cỡ lọc của N95 nên hiệu quả lọc của N95 không cao (khoảng 20% như nói phía trên). Một điểm khác là khẩu trang N95 không dùng cho trẻ em và người có nhiều râu. N95 dùng cẩn thận với người có các bệnh về suyễn, tim mạch, hay hô hấp mãn tính.
Có hai loại khẩu trang N95, một loại dành cho mọi người và loại khác dành cho nhân viên y tế. Tại Hoa Kỳ, khẩu trang N95 được FDA quản lý. Mặt nạ N95 dành cho mọi người có chữ "Not for occupational use": (Trên thị trường tên là 3M Particulate Res 8670F, 8612F, Pasture Tm F550G và A520G) trong khi loại dành cho nhân viên y tế có để chữ "For occupational use". Giá bán N95 tại Mỹ khoảng $1.2 một cái (mắc gấp 2 lần so với khẩu trang y tế).
Nhiều nghiên cứu tìm hiểu hiệu quả của khẩu trang y tế và N95 trong việc ngăn ngừa các hạt kích cỡ nano (cỡ virus). Nghiên cứu do BS Balazy năm 2005 về N95 (5) cho thấy ở tốc độ thổi 30L/phút, khẩu trang N95 có 0.5 % đến 2.5 % hạt nano vượt qua. Khi tăng tốc độ thổi lên 85L /phút, N95 có đến 0.5%-5% hạt nano xuyên qua. Với khẩu trang y tế, tỉ lệ xuyên qua là 2%-15% (có loại 20-80%) ở tốc độ thổi 30L/phút, tỉ lệ xuyên qua tăng lên 5-21% (có loại 30-85%) khi tăng tốc độ thổi lên 80L/phút (6).
Rõ ràng là N95 có thể tốt hơn trong việc ngăn ngừa khả năng xuyên qua so với khẩu trang y tế nhưng cả hai đều không thể bảo vệ hoàn toàn các hạt nhỏ nanoparticle (như kích cỡ virus). Điểm quan trọng nhất của việc đeo mặt nạ không phải là ngăn ngừa xuyên qua mà là giảm lây lây do bệnh hô hấp do kiểm soát và kiềm chế cơn ho ngay từ đầu. Do đó, đeo khẩu trang y tế là cách tốt hơn, hiệu quả hơn, và dễ sử dụng hơn.
# Rửa tay cộng với đeo khẩu trang giảm đáng kể lây lan virus
Nghiên cứu từ bệnh viện đại học Michigan năm 2010 (7) cho thấy rửa tay cộng với đeo khẩu trang có thể giảm bệnh cúm hữu hiệu, từ 31-51%. Chú ý là nếu chỉ đeo khẩu trang thì khả năng giảm bệnh không giảm đáng kể, tuy nhiên, khi dùng kết hợp rửa tay + đeo khẩu trang thì khả năng giảm bệnh cúm mới thật sự đáng kể.
Như vậy, chỉ dùng khẩu trang (cho dù loại N95 hay loại thường) thì vẫn có thể không hiệu quả mà cần phải kết hợp đeo khầu trang với rửa tay và các biện pháp phòng ngừa khác.
# Tóm lại
- Nếu không có N95, quý vị vẫn có thể đeo khẩu trang y tế đúng cách (mặt có màu ra ngoài, mặt trắng đeo vào trong) và tháo ra đúng cách (cầm dây khẩu trang, không tiếp xúc vào chỗ che mũi miệng)
- Tốt nhất là đeo khẩu trang đúng cách kết hợp rửa tay, uống nước, ăn ngủ đầy đủ, và tập thể dục để bảo vệ ngăn ngừa cúm.
1. https://www.intmedpress.com/serveFile.cfm…
2. https://en.wikipedia.org/wiki/Influenza_A_virus
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2818714/
4. https://www.fda.gov/…/personal-pr…/masks-and-n95-respirators
5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16344291/
6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16490606
7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20088690
2. https://en.wikipedia.org/wiki/Influenza_A_virus
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2818714/
4. https://www.fda.gov/…/personal-pr…/masks-and-n95-respirators
5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16344291/
6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16490606
7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20088690
=====================
#drwynntran #bswynntran #vietmd #coronavirus #wuhan
Nguồn: Dr Wynn Tran
https://www.youtube.com/drwynntran
Fan Page của Dr Wynn Tran
Dr. Wynn Tran
#drwynntran #bswynntran #vietmd #coronavirus #wuhan
Nguồn: Dr Wynn Tran
https://www.youtube.com/drwynntran
Fan Page của Dr Wynn Tran
Dr. Wynn Tran