HƯỚNG DẪN NGĂN NGỪA VIRUS CORONA CỦA TS.BS.TTUT LÊ THANH HẢI

tháng 1 31, 2020
Con đường lây nhiễm ncov: Ncov tồn tại trong dịch tiết đường hô hấp của ng nhiễm ncov cả thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh. Khi ng bệnh khạc nhổ hoặc hắt hơi sẽ làm dịch tiết phát tác trong không khí, thông thường những hạt dịch tiết có kích thước trên 5micromet sẽ tự rơi xuống đất, những hạt dịch tiết trên 5 micronmet ( rất ít) sẽ lơ lửng trong không khí.

Người bình thường vô tình hít phải hoặc bị hắt hơi, ho vào mặt viruts ncov sẽ lọt vào mũi. Khi lọt vào hốc mũi thì 95% hạt dịch tiết chứa virut sẽ được niêm dịch trong hốc mũi bắt lại và được dẫn xuống họng sau đó được nuốt xuống dạ dày và bị dịch dạ dày tiêu diệt.
Trường hợp viruts tấn công niêm mạc mũi sẽ gây triệu chứng nghẹt tắc mũi và chảy nước mũi rất nhiều - cần phải hiểu rằng tăng tiết dịch, hắt hơi là phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm tống nhanh nhất có thể tác nhân gây bệnh ra ngoài vì vậy ng bệnh cần hỗ trợ cho quá trình này bằng cách làm thông đường thở bằng thuốc co mạch và rửa mũi bằng nước mũi sinh lý mỗi giờ.
Tuyệt đối không dùng thuốc có chất giảm tiết sẽ làm dịch này keo lại và tồn tại virut lâu hơn trong mũi xoang. Khi niêm dịch tăng tiết nhiều sẽ chảy qua cửa mũi sau xuống họng, vượt qua thành họng sau và chảy vào miệng thanh quản, khi đó cơ thể sẽ xuất hiện phản xạ bảo vệ tiếp theo là ho lộc khộc, lưu ý không được giảm ho bằng bất kỳ biện pháp nào vì nếu giảm ho sẽ làm dịch chứa viruts xâm nhập vào đường thở dưới (thanh, khí, phế quản, phổi) gây ra viêm thanh khí phế quản phổi rất nguy hiểm có thể gây tử vong cao. �

High light: Đeo khẩu trang y tế có lớp chống nước ngoài cùng, tránh đeo ngược khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày bằng bình rửa mũi chuyên dụng. Khi có dấu hiệu nghẹt tắc mũi, chảy mũi, hắt hơi cần dùng thêm thuốc co mạch (coldi B với ng lớn, ostrivin trẻ em với trẻ em) và rửa mũi đúng cách mỗi giờ. Tuyệt đối không dùng thuốc có thành phần giảm tiết và thuốc giảm ho các loại để ngăn ngừa tồn tại của virut ở mũi, xoang hay làm viêm thanh khí phế quản phổi.
Lưu ý khi dùng khẩu trang không có lớp chống nước ngoài cùng: loại khẩu trang chỉ có lớp bông ngoài cùng không chống được nước khi đó các hạt dịch tiết chứa viruts sẽ thấm vào khẩu trang và làm cho viruts tự do trong các rãnh của các lớp khẩu trang này theo luồng không khí hít vào sẽ dễ thâm nhập vào trong hốc mũi và gây bênh. Vì vậy không nên tự chế khẩu trang bằng bông hoặc khăn mặt hay vật liệu tương tự không có lớp chống nước để dùng
TS.BS.TTUT LÊ THANH HẢI giám đốc Viện Trang thiết bị y tế, thuộc Bộ Y tế

KHẨU TRANG NÀO NGĂN NGỪA CÚM VŨ HÁN

tháng 1 29, 2020
Cúm Corona tiếp tục lan rộng mang theo nỗi lo lắng khắp nơi. Đeo khẩu trang được xem như một cách phòng ngừa Cúm.
Cho đến nay, các nghiên cứu cho thấy lây lan của cúm Corona Vũ Hán thường qua đường hô hấp, có phần giống như cúm SARS 2003. Để xem loại khẩu trang nào là tốt nhất, chúng ta tìm xem con virus Corona to cỡ nào và các loại khẩu trang hiện nay ngăn lọc tốt đến đâu.




# Virus Corona to hay nhỏ?

Một nghiên cứu từ Viện Khoa Học Trung Quốc năm 2004 đăng trên tạp chí Antiviral Therapy (1) cho thấy kích cỡ của Virus Corona trong dịch SARS năm 2003 là 150nm-200nm (1 phần tỉ mét). Để so sánh, virus cúm Influenza A (Cúm Flu) là 80nm-120nm (2). Như vậy, con Corona hơi mập hơn con Influenza A tí xíu, vì vậy những nghiên cứu khẩu trang trên con Influenza A có thể áp dụng vào con Corona. Để quý vị dễ hình dung, một chuỗi DNA ở người trung bình dài khoảng 2.5nm cho thấy kích cỡ 2 con virus này rất nhỏ.

# Đeo khẩu trang nào đây?


Hai loại khẩu trang thông dụng trên thị trường để phòng ngừa lây lan bệnh cúm là khẩu trang y tế (surgical mask) và khẩu trang N95.
Nghiên cứu tổng hợp từ Los Alamos National Laboratory, New Mexico, Hoa Kỳ năm 2011 về hiệu quả của khẩu trang trong ngăn ngừa cúm Influenza A năm 2011 (3) cho thấy khẩu trang N95 (khi đeo đúng) giảm được 20% khả năng lây bệnh và nhiễm bệnh virus cúm Influenza A và chỉ cần 10% bệnh nhân đeo mặt nạ loại này (N95) để giảm lây lan 20%. Đeo khẩu trang y tế cũng giảm được sự lây lan nhưng không hiệu quả bằng N95, cần phải có nhiều người đeo hơn (khoảng 50% bệnh nhân đeo) để giảm lây lan 6%.
Điểm quan trọng nhất của nghiên cứu này chỉ ra khẩu trang đúng nên là loại có nhiều nơi giá hợp lý, dùng một lần mỗi ngày, và khít chặt vào mặt.

# Chi tiết hơn về mặt nạ N95 và khẩu trang y tế (surgical mask)

Sau đại dịch cúm 1918 Spanish Flu, khẩu trang y tế được dùng rộng rãi như một cách ngăn ngừa cúm. Đây là loại khẩu trang không đeo khít mặt, mỏng, bán đại trà, thường có hai màu (xanh dương hay xanh lá cây) mỗi mặt. Đeo khẩu trang y tế nên đeo có mặt màu ra bên ngoài (do có tính chống nước), mặt trắng (có hút ẩm) bên trong, và che hoàn toàn miệng và mũi. Khẩu trang này khi tháo ra chỉ nên dùng tay tháo dây, không dụng vào phần che mũi miệng, và ném khẩu trang thẳng vào thùng rác. Giá bán của khẩu trang y tế tại Mỹ là $6 cho 10 cái tại Target (60c/ cái).
N95 là khẩu trang đeo khít mặt dành cho công chúng và cho nhân viên y tế làm việc và tiếp xúc trong môi trường có khả năng lây nhiễm cao. Chữ 95 trong N95 nghĩa là khi dùng đúng cách, mặt nạ có khả năng ngăn ngừa đến 95% các hạt có kích cỡ 0.3 micro (300 nm) (4).
Do kích cỡ của Influenza A (120nm) và Corona virus (200nm) đều nhỏ hơn kích cỡ lọc của N95 nên hiệu quả lọc của N95 không cao (khoảng 20% như nói phía trên). Một điểm khác là khẩu trang N95 không dùng cho trẻ em và người có nhiều râu. N95 dùng cẩn thận với người có các bệnh về suyễn, tim mạch, hay hô hấp mãn tính.
Có hai loại khẩu trang N95, một loại dành cho mọi người và loại khác dành cho nhân viên y tế. Tại Hoa Kỳ, khẩu trang N95 được FDA quản lý. Mặt nạ N95 dành cho mọi người có chữ "Not for occupational use": (Trên thị trường tên là 3M Particulate Res 8670F, 8612F, Pasture Tm F550G và A520G) trong khi loại dành cho nhân viên y tế có để chữ "For occupational use". Giá bán N95 tại Mỹ khoảng $1.2 một cái (mắc gấp 2 lần so với khẩu trang y tế).
Nhiều nghiên cứu tìm hiểu hiệu quả của khẩu trang y tế và N95 trong việc ngăn ngừa các hạt kích cỡ nano (cỡ virus). Nghiên cứu do BS Balazy năm 2005 về N95 (5) cho thấy ở tốc độ thổi 30L/phút, khẩu trang N95 có 0.5 % đến 2.5 % hạt nano vượt qua. Khi tăng tốc độ thổi lên 85L /phút, N95 có đến 0.5%-5% hạt nano xuyên qua. Với khẩu trang y tế, tỉ lệ xuyên qua là 2%-15% (có loại 20-80%) ở tốc độ thổi 30L/phút, tỉ lệ xuyên qua tăng lên 5-21% (có loại 30-85%) khi tăng tốc độ thổi lên 80L/phút (6).

Rõ ràng là N95 có thể tốt hơn trong việc ngăn ngừa khả năng xuyên qua so với khẩu trang y tế nhưng cả hai đều không thể bảo vệ hoàn toàn các hạt nhỏ nanoparticle (như kích cỡ virus). Điểm quan trọng nhất của việc đeo mặt nạ không phải là ngăn ngừa xuyên qua mà là giảm lây lây do bệnh hô hấp do kiểm soát và kiềm chế cơn ho ngay từ đầu. Do đó, đeo khẩu trang y tế là cách tốt hơn, hiệu quả hơn, và dễ sử dụng hơn.

# Rửa tay cộng với đeo khẩu trang giảm đáng kể lây lan virus

Nghiên cứu từ bệnh viện đại học Michigan năm 2010 (7) cho thấy rửa tay cộng với đeo khẩu trang có thể giảm bệnh cúm hữu hiệu, từ 31-51%. Chú ý là nếu chỉ đeo khẩu trang thì khả năng giảm bệnh không giảm đáng kể, tuy nhiên, khi dùng kết hợp rửa tay + đeo khẩu trang thì khả năng giảm bệnh cúm mới thật sự đáng kể.
Như vậy, chỉ dùng khẩu trang (cho dù loại N95 hay loại thường) thì vẫn có thể không hiệu quả mà cần phải kết hợp đeo khầu trang với rửa tay và các biện pháp phòng ngừa khác.

# Tóm lại


- Khẩu trang N95 có hiệu quả hơn khẩu trang y tế khi so sánh về hiệu quả ngăn ngừa và lây lan bệnh cúm
- Nếu không có N95, quý vị vẫn có thể đeo khẩu trang y tế đúng cách (mặt có màu ra ngoài, mặt trắng đeo vào trong) và tháo ra đúng cách (cầm dây khẩu trang, không tiếp xúc vào chỗ che mũi miệng)
- Tốt nhất là đeo khẩu trang đúng cách kết hợp rửa tay, uống nước, ăn ngủ đầy đủ, và tập thể dục để bảo vệ ngăn ngừa cúm.
=====================
#drwynntran #bswynntran #vietmd #coronavirus #wuhan
Nguồn: Dr Wynn Tran
https://www.youtube.com/drwynntran
Fan Page của Dr Wynn Tran
Dr. Wynn Tran

CHÍNH THỨC TỪ BỘ Y TẾ VỀ PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI DO VIRUS CORONA MỚI - Cập nhật Hướng dẫn mới nhất (181/QĐ-BYT ra ngày 21/01/2020)

tháng 1 29, 2020
🦠 Như vậy là virus corona gây loạt ca bệnh viêm phổi nặng ở Wuhan (Vũ Hán) (và một số thành phố khác ở Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan đã có tên chính thức: Novel Coronavirus 2019 (2019-nCoV):

☠️ Đã có ca bệnh tử vong.

👨🏻‍⚕️ 15 y bác sĩ ở Vũ Hán đã lây bệnh.
👬 Đã có bằng chứng về khả năng lây bệnh giữa người với người.
😥 Việt Nam là nước có nguy cơ cao du nhập virus từ các nước hàng xóm.

🇻🇳 BỘ Y TẾ VIỆT NAM KHUYẾN CÁO:

(Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/1)
🔥 Quyết định 181 ngày 21/1/2020 được cập nhật ở cuối bài!
Đối với dự phòng lây nhiễm bệnh tại cộng đồng, cần thực hiện:
✳️ Đeo khẩu trang và đến các cơ sở y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp.
✳️ VỆ SINH CÁ NHÂN
+ Rửa tay sạch: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắt hơi, ho hoặc chùi mũi.
+ Che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy.
+ Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ.
+ Không hút thuốc lá
(🚭 - nhắc đi nhắc lại 3000 lần)
✳️ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
+ Duy trì thông khí nơi ở hoặc nơi làm việc tốt.
+ Tránh tiếp xúc và tụ tập ở nơi đông người, nơi không thoáng khí.
+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các vật nuôi, động vật hoang dã.
✳️ Tiêm phòng vắc xin đầy đủ (bệnh chưa có vắc xin, nhưng ý Bộ là tiêm đủ các loại khác để phòng bệnh).
🏥 Chú ý rằng, các biện pháp phòng bệnh khác cần được áp dụng triệt để. Vì trong tiêu chuẩn ca bệnh “nghi ngờ”, các trường hợp nằm viện tại khu vực được phát hiện là có lưu hành virus (đồng thời hoặc sau đó) sẽ được coi là ca bệnh nghi ngờ, để tránh bỏ sót.
🤜🏻 Vậy nên cố gắng để không phải đi viện trong thời điểm này là điều ai cũng mong và hiểu!
🌨 Thời tiết lạnh của Tết năm nay là “lý tưởng” cho chủng coronavirus (và vô số virus khác) bùng lên. Hãy cẩn thận và phòng bệnh chu đáo nha, không thừa đâu!
🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥🔥

Cập nhật theo Quyết định 181 mới nhất của Bộ Y tế ra ngày 21/1/2020:


CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHUNG:

- Tuyên truyền cho người dân về bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV và các biện pháp phòng bệnh, cũng như cách thức tự theo dõi sức khỏe, khai báo khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt cho những người đến Việt Nam từ vùng có dịch hay những người từ Việt Nam đến vùng có dịch.
- Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.
- Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế,... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
- Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
- Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
⛄️ Bài viết từ:.
Chăm con chuẩn Mỹ
📚 Nguồn:
1) Quyết định 125 và 181 của Bộ Y tế
2) WHO.int

CÁCH DÙNG KHẨU TRANG Y TẾ

tháng 1 29, 2020
🔥 Không còn tranh cãi gì nữa, trong suốt mùa cúm và nguy cơ dịch nCoV Vũ Hán, đeo khẩu trang y tế ở nơi đông người đã là một trong các phương pháp phải làm để phòng dịch. Chưa bao giờ bác sĩ thấy tinh thần tự giác đeo khẩu trang của nhân dân mình lại lên cao đến thế.

😷 KHẨU TRANG Y TẾ HAY MẶT NẠ N95?

Đã có nhiều chuyên gia nói, nhưng bác sĩ xin nhắc lại ngắn gọn:
👍🏻 Khẩu trang y tế (loại 3 lớp thông thường) được khuyên dùng trong phòng dịch ở thời điểm hiện tại. Mặt nạ N95, N99 chưa được khuyên dùng đại trà.

💁🏻‍♂️ Tại sao lại khuyên dùng khẩu trang y tế? Tại sao không nên đổ xô đi mua N95?

- N95 không có cỡ cho trẻ em.
- N95 chỉ hiệu quả nếu đeo vừa khít.
- Nếu đeo N95 khít thì căng thẳng, đau đầu, đau mặt, khó thở do bí. Mấy ông đang ho, sốt, tức ngực thì đeo càng khó chịu. Vì thế, tỉ lệ tuân thủ kém!
- Nếu đeo N95 không khít (vẫn hít thở “dễ chịu”) thì đeo cũng như không.
- Giá cao. Dễ tiếc của mà dùng đi dùng lại = lợi bất cập hại.
- Coronavirus vẫn bé hơn lỗ lọc của N95. Vẫn xuyên qua được. N95 chỉ có hiệu quả ngăn cản và kín tốt hơn khẩu trang y tế thường. Bác sĩ truyền nhiễm Trần Long có ví von: “Vấn đề lây lan virus chính là theo giọt bắn chứ nó không bay lơ lửng tự do như đàn chim bay tránh rét.” Vậy nên khẩu trang y tế có thể hoàn thành nhiệm vụ chống đỡ các giọt bắn này!
➡️ Xét về hiệu quả ở cộng đồng và thực tế sử dụng, khẩu trang y tế được khuyến cáo dùng. Thực tế đã được tranh cãi và kiểm chứng trong dịch MERS CoV ở Hàn Quốc.

TÓM LẠI: MUA KHẨU TRANG Y TẾ BA LỚP DÙNG MỘT LẦN LÀ ĐƯỢC!

😷 AI CẦN ĐEO KHẨU TRANG:

1. Tất cả mọi người, khi đến nơi tập trung đông người hoặc nguy cơ cao.
2. Nhân viên y tế.
3. Người có triệu chứng hô hấp (ho, sốt, hắt hơi, chảy mũi...).

📋 TIÊU CHUẨN CỦA KHẨU TRANG Y TẾ

- Là rào chắn vật lí giữa mũi miệng và tác nhân ô nhiễm bên ngoài
- Sinh ra để ngăn được dịch tiết
- Luôn có lớp lọc đủ nhỏ

Vì thế, khẩu trang y tế tốt cần có:
 Lớp chống nước (lớp xanh, tơ tơ)
 Lớp màng lọc (ở giữa) xịn
 Lớp hút ẩm (lớp trắng, mịn)
 Có nếp gấp để ôm sát, phủ kín từ mũi đến cằm (3 nếp), vẫn ôm sát kể cả khi hít thở
 Đủ 3 lớp: chống nước, lớp lọc và lớp hút dịch, ẩm (lớp trắng)
 Có kẹp mũi, quai đeo đủ chặt
 Mềm và nhẹ

⚠️ CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG

- Phải kết hợp với rửa tay với xà phòng hoặc sát khuẩn tay nhanh!
- Không an toàn tuyệt đối, đừng chủ quan!
- Loại 1 lớp, 2 lớp, thiếu lớp lọc ở giữa không đủ tiêu chuẩn trong phòng dịch
- Phải thay khi dính dịch, đờm, máu
- Không giặt để dùng lại
- Không dùng chung khẩu trang
- Vứt bỏ vào thùng rác

😡 CHÚ Ý HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG

Nhiều loại khẩu trang gia công lớp lọc chỉ là ...giấy ăn, phải xé ra kiểm tra thử đó!

😷 CÁCH ĐEO KHẨU TRANG Y TẾ

B1. Rửa tay
B2. Lấy khẩu trang mới từ hộp, đảm bảo không bị rách, thủng
B3. Mép có vành kẹp mũi sẽ ở trên
B4. Mặt xanh (mặt có màu) sẽ quay ra ngoài, mặt trắng sẽ áp sát mặt
B5. Đeo khẩu trang (có thể là dây buộc, quai mỏng hoặc đai cao su), miễn là kín từ mũi đến cằm
B6. Dùng tay bóp kẹp mũi sao cho ôm sát theo sống mũi, dùng hai ngón tay ấn nhẹ để kẹp ôm sát hai cánh mũi
B7. Kéo nhẹ để mép dưới khẩu trang phủ qua cằm

😑 CHÚ Ý VỀ CÁCH ĐEO

 Không để khẩu trang tụt khỏi mũi. Đeo khẩu trang hở mũi là sai.
 Khi không dùng đến, không được kéo trễ hay quàng khẩu trang dưới cằm, hoặc cổ.
 Không sờ soạng vào mặt ngoài!

🤪 CÁCH THÁO KHẨU TRANG

Khi không cần đeo khẩu trang nữa hoặc khi khẩu trang bị bẩn, ướt, cũ (khi thở không thấy thoải mái, tức là đã cũ), ta tiến hành thay khẩu trang:
B1. Rửa tay
B2. Không chạm vào mặt ngoài (vì đã bẩn)
B3. Móc tay vào quai đeo (hoặc dây buộc) để cởi khẩu trang
B4. Vứt vào thùng rác
B5. Rửa tay lại

☣️ NẾU MÌNH CỨ THÍCH DÙNG N95?

OK. Được thôi. Chú ý đeo khít theo hướng dẫn NSX, không tái sử dụng nhiều lần và không sờ vào mặt ngoài khẩu trang nhé!
🧑🏻‍⚕️Khẩu trang y tế dù không lọc được hết virus, nhưng là phương pháp hiệu quả phòng bệnh áp dụng cho tất cả các bệnh lây qua đường dịch bắn.
👨🏻‍⚕️ Vì thế, chúng ta đeo khẩu trang cho mình và cho các con không chỉ vì con CoV nào đó, mà còn cho cả các con khác nữa, nhiều con gây bệnh còn nhiều và nhanh hơn (như cúm, RSV chẳng hạn).

🇻🇳 Nguồn : Chăm con chuẩn Mỹ - 
Dr. Mon