UỐNG THUỐC ĐÚNG CÁCH NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM

tháng 3 25, 2019
Một số lưu ý về vấn đề dùng thuốc nhằm mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.

Uống thuốc ở tư thế nằm hoặc uống thuốc xong lại đi nằm ngay.Khi bạn uống thuốc ở tư thế này, thuốc chưa kịp trôi xuống dạ dày, rất dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương thực quản.
Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc, sau đó khoảng 10-15 phút mới nên đi nằm.
Quan niệm rằng nghiền thuốc ra để uống cho dễ và thuốc nhanh có tác dụng hơn là một sai lầm.
Mỗi dạng bào chế thuốc đều nhằm mục đích điều trị riêng nên cần tuân thủ cách đưa thuốc vào cơ thể theo đúng hướng dẫn.
Đối với trẻ nhỏ, nếu không nuốt được cả viên, bạn nên trao đổi với bác sĩ về điều này để được đổi dạng thuốc hoặc được hướng dẫn xem loại thuốc đó có thể nghiền nhỏ hay không.

Dạng thuốc nước không được uống thuốc thẳng từ chai, lọ thuốc bởi vì sẽ không kiểm soát được chính xác liều lượng của thuốc mà còn làm thuốc bị nhiễm bẩn, biến chất.
Cần dùng dụng cụ đo lường đi kèm theo chai, lọ thuốc đó để đong thuốc.

Không tự ý mua thuốc uống theo mách bảo của người không có chuyên môn
Tuân theo chỉ định của bác sĩ để dùng thuốc đúng bệnh mới là cách làm có ích cho tình trạng bệnh của bạn.
Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên tự chẩn đoán bệnh rồi tự ý kê đơn thuốc.
Không được tùy tiện thêm bớt: Tùy tiện thêm hoặc bớt lượng thuốc dù ít hay nhiều đều không có lợi đối với cơ thể, đặc biệt là với người cao tuổi. Nguyên nhân là bởi chức năng gan, thận của nhóm đối tượng này đã suy giảm ở các mức độ khác nhau.
Chỉ khi uống thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ kê mới đảm bảo cơ thể của họ không bị tổn thương do các tác dụng phụ dù là nhỏ nhất của thuốc.
Uống thuốc đều đặn theo lời bác sĩ dặn: Kiên trì uống thuốc đều đặn theo lời bác sĩ dặn cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc uống thuốc. Đặc biệt, với các bệnh mạn tính cần điều trị trong thời gian dài như huyết áp cao, tiểu đường, động mạch vành… người bệnh càng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để rút ngắn thời gian điều trị và đạt được kết quả tốt nhất.
Bảo quản thuốc đúng cách: Mỗi loại thuốc khác nhau lại có những yêu cầu bảo quản khác nhau. Nhưng hầu hết tất cả các loại thuốc đều nên bảo quản thuốc khô ráo thoáng mát, tránh để ở nơi ẩm ướt. Cùng với đó, trước khi dùng thuốc bạn cũng nên kiểm tra xem bề ngoài thuốc, hình dáng, màu sắc có thay đổi hay không, tránh sử dụng thuốc quá hạn, thuốc biến chất. Kiểm tra tủ thuốc định kì, dọn dẹp một số loại thuốc quá hạn, biến chất hoặc thuốc không dùng đến cũng là cách để bạn giữ an toàn khi sử dụng các loại dược phẩm.

Thời điểm uống thuốc là rất quan trọng. Thuốc có thể được uống vào trước ăn (lúc bụng rỗng), sau ăn (lúc bụng no) hoặc trong khi ăn. Khi đi khám bệnh được kê đơn thuốc, bác sĩ thường căn dặn bệnh nhân điều này, bệnh nhân cần tuân thủ để thuốc phát huy tối đa hiệu quả của thuốc.

Không nên uống bù: Nhiều bệnh nhân tới giờ uống thuốc nhưng lại quên không uống. Đến lần uống sau uống bù hai liều cộng lại. Điều này sẽ gây hại làm cho nồng độ thuốc trong máu tại thời điểm uống thuốc tăng cao, có thể gây nguy hiểm.
Không nên uống tất cả loại thuốc cùng một lúc: Đối với một liều thuốc có quá nhiều loại, việc uống mỗi loại vào một thời điểm khác nhau sẽ khiến nhiều người cảm thấy phiền toái. Bởi vậy, không ít bệnh nhân thường gộp chung các loại thuốc để uống vào các khung giờ cố định trong ngày.Nhưng trên thực tế, cách uống thuốc như vậy lại cực kỳ gây hại đối với sức khỏe. Bởi mỗi loại thuốc chỉ phát huy tác dụng khi được uống vào đúng khung giờ chỉ định. Uống cùng một lúc không những làm giảm công dụng trị liệu của dược phẩm mà còn có thể gây hại cho dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ do sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau của các loại thuốc này

Khi mới uống thuốc xong không nên vận động ngay. Bởi sau khi thuốc vào đến dạ dày, phải mất 30-60 phút thì thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc thì tuần hoàn sẽ phải tăng cường lượng máu đến hệ vận động, làm giảm lượng máu đến các cơ quan nội tạng và làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.
Chỉ tin hướng dẫn sử dụng là sai lầm: Mặc dù những thông tin được ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng đã được kiểm duyệt bởi những người có chuyên môn, nhưng như vậy không có nghĩa là bạn có thể tự ý uống theo hướng dẫn trong bao bì mà không hỏi ý kiến của Bác sĩ và Dược sĩ. Tình trạng bệnh lý và cơ thể của mỗi người là không giống nhau. Do đó chỉ khi đi khám và được bác sĩ kê đơn, bạn mới có thể có được đơn thuốc cũng như cách dùng phù hợp nhất với thể trạng của mình.
Không nên ăn uống tùy tiện: Nên có những kiêng kị trong ăn uống để tránh giảm hiệu quả trị liệu hoặc những tương tác nguy hiểm.
Thực phẩm chăm sóc sức khỏe không phải là thuốc: Trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng, sản phẩm bổ sung chăm sóc sức khỏe có chứa thành phần của thuốc. Có một hiện tượng phổ biến là người bệnh sử dụng thực phẩm chức năng nhưng nhầm nó là thuốc. Điều này có thể dẫn đến kết quả không như mong đợi trong quá trình điều trị bệnh. Trong thực tế, thực phẩm chức năng chỉ để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Về bản chất, nó vẫn là thực phẩm, không thể dùng thay thế mục đích điều trị y tế.

TẦM SOÁT, PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÒM HỌNG , HẠ HỌNG, THANH QUẢN

tháng 3 15, 2019

VÌ SAO NÊN TIẾN HÀNH TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG

Ung thư vòm họng là bệnh ung thư đứng đầu trong các ung thư vùng đầu cổ. tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng ở nam là 9,2/100.000 người dân và ở nữ là 4,8/100.000 người dân.  (Số liệu thống kê tại BV K Hà Nội)

https://dantri.com.vn/bhyt/ngo-ngang-phat-hien-ung-thu-vom-hong-khi-dang-khoe-manh-20180511091014632.htm
http://benhvienk.vn/ung-thu-vom-hong-danh-lua-ban-nhu-the-nao-nd32876.htmlhttps://vnexpress.net/suc-khoe/dau-hieu-bat-thuong-ban-can-tam-soat-ung-thu-vom-hong-ngay-3614369.html


Ung thư vòm họng thường bị bỏ qua, bệnh nhân thường chỉ đến khám và phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi khối u đã tiến triển. 

Các triệu chứng của ung thư vòm họng thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường, nên bệnh nhân thường bỏ qua và không đến Bác sĩ khám. Điều này làm giảm đi cơ hội sống và điều trị của bệnh nhân vì khi phát hiện. Ung thư đã vào giai đoạn cuối. 

ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN PHẢI TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG

  • Nam/Nữ, trên 30 tuổi cần khám tầm soát ung thư vòm họng mỗi 12 tháng
  • Bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư vòm họng như: gia đình có tiền sử mắc ung thư vòm họng,
  • Bệnh nhân hút thuốc lá, uống rượu nhiều.
  • Bệnh nhân có các triệu chứng bất thường thường xuyên: chảy máu cam, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, nổi u hạch vùng cổ...
QUY TRÌNH TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG

Tại Trung Tâm Nhi - Tai Mũi Họng Đức Phúc (Long An). Chúng tôi thực hiện tầm soát Ung Thư Vòm Họng các bước sau

- Thăm khám Tai Mũi Họng
- Nội soi mũi, vòm mũi, vòm họng, hạ họng, thanh quản bằng Ống soi mềm hiện đại
- Xét nghiệm máu tìm Eptein-Barr Virut, các chỉ dấu Ung Thư

Đặt lịch tầm soát tại Trung Tâm Nhi - Tai Mũi Họng Đức Phúc
0272 3826298
Địa chỉ: 77, Quốc lộ 1, Phường 5, TP. Tân An, Long An




THỰC ĐƠN GỢI Ý ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY (BLW) CHO TRẺ

THỰC ĐƠN GỢI Ý ĂN DẶM TỰ CHỈ HUY (BLW) CHO TRẺ

tháng 3 13, 2019
Hiện nay, trên mạng và các phương tiện truyền thông đề cập đến nhiều phương pháp cho trẻ ăn dặm. Tuy mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, khó khăn hay thuận lợi riêng.
Tuy nhiên, điểm đến chung của các phương pháp vẫn là làm thế nào để bé ăn uống ngon miệng hơn, ăn đủ chất, và tạo thói quen ăn uống nhanh gọn, không thấy nhàm chán hay sợ hãi khi ăn.

Ở bài viết này, Page xin gợi ý thực đơn cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy.
Mời mọi người tham khảo.



Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

 Măng tây hấp, khoai tây và táo bỏ lò nướng, táo rắc chút bột quế và khoai tây rắc chút lá thơm. 

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy

Măng tây, cà rốt, hoa lơ hấp, chấm cùng sốt trái bơ xay trộn sữa chua.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy
Rau củ quả hấp đơn giản gồm bí đỏ, bí ngòi, khoai lang tím, cá tilapia bỏ lò nướng với chút lá thơm.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy
Cá hồi chiên, rau củ quả luộc (gồm cà rốt, khoai tây, đậu cove)

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy
Măng tây, súp lơ luộc và trứng tráng

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy
Táo, cà rốt, bắp cải hấp và thịt viên chiên.
Bánh korroke khoai tây bí đỏ thịt bò, bánh ngô chiên và măng tây, khoai lang nướng.
Bánh korroke khoai tây bí đỏ thịt bò, bánh ngô chiên và măng tây, khoai lang nướng.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy
Khoai tây cuộn thịt bò rắc phô mai (chọn loại bò thăn, thát lát thật mỏng và chần ra trước khi chế biến cho mềm), bí đỏ và su su hấp

Thịt viên chiên, nui, củ cải và măng tây luộc
Thịt viên chiên, nui, củ cải và măng tây luộc

11.
Thịt viên chiên, nui, củ cải và măng tây luộc
Thịt gà viên chiên cùng mộc nhĩ, nấm hương, khoai tây và bí đỏ hấp

Thịt viên chiên, nui, củ cải và măng tây luộc
Chả tôm hấp, bơ chiên xù, tráng miệng quả xuân đào

Bánh ngô nướng, trứng luộc, trái bơ, bánh gạo và quả mâm xôi
Bánh ngô nướng, trứng luộc, trái bơ, bánh gạo và quả mâm xôi

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy
Bắp cải cuộn thịt, khoai lang, bí đỏ hấp và tráng miệng quả mâm xôi.


Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy
Tôm áp chảo, khoai lang và su su luộc, cà chua bi vàng, tráng miệng đu đủ

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Bánh khoai lang chiên, đậu Nhật và cà tím luộc

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Chả đậu xanh, rau luộc và quýt tráng miệng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Thịt bò cuộn măng tây, bí đỏ, bánh bao chay và dâu tây
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Súp lơ xanh, đậu luộc, nui luộc và trứng chiên tôm. 

Nguồn: Internet

BỆNH SỞI

tháng 3 11, 2019
Bệnh sởi có tên tiếng Anh là measles hoặc rubeola, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.
   

1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
     Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại vi rút có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời…virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.

2. ĐƯỜNG LÂY NHIỄM CỦA BỆNH SỞI
Nhiều câu hỏi đặt ra là bệnh sởi có lây không ? Câu trả lời là bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao với tỉ lệ khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng.

  • Bệnh sởi lây qua đường hô hấp: Siêu vi sởi có ở mũi và họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện.
  • Bệnh sởi lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện: Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại...Khi người không mắc bệnh sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, sẽ bị lây bệnh
  • Lây gián tiếp: Trường hợp này ít gặp bởi virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.
Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

3. TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều có đặc trứng là sốt, viêm đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Khi bệnh nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm giác mạc, tiêu chảy, tử vong...
Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:
  • Giai đoạn ủ bệnh: 7- 21 ngày, trung bình 10 ngày
  • Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) 2 - 4 ngày: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể có hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.
  • Giai đoạn toàn phát 2-5 ngày: Sau sốt 3-4 ngày người bệnh phát ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.
  • Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu chuyển sang màu xám, bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần

4. BIẾN CHỨNG

Bệnh sởi là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gặp các biến chứng nguy hiểm sau:
  • Biến chứng đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi
  • Biến chứng thần kinh : Viêm não, viêm tủy cấp, viêm màng não
  • Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng,
  • Biến chứng tai – mũi – họng: Viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai, viêm tai xương chũm.


5. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA


- Tiêm chủng 2 mũi cho trẻ độ tuổi tiêm chủng, mũi đầu lúc 9 tháng tuổi
- Cách ly người bệnh và vệ sinh các nhân:
+ Sử dụng khẩu trang N95 cho người bệnh, người chăm sóc, nhân viên y tế
+ Thời gian cách ly từ lúc nghi ngờ sởi đến ít nhất sau khi phát ban 4 ngày
- Tăng cường vệ sinh các nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm, nâng cao thể trạng.


NGUYÊN NHÂN CỦA CHẢY MÁU MŨI

tháng 3 09, 2019
Chảy máu mũi là chảy máu từ mũi ra ngoài hoặc chảy xuống họng. Đây không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. 
Chảy máu mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi

NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU MŨI
Nguyên tắc xử trí: trước hết là phải cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân để điều trị. Các nhóm nguyên nhân có thể gây chảy máu mũi là: 
1. Tại chỗ
- Viêm nhiễm tại chỗ : viêm mũi cấp, lao, giang mai..
- Trầy sướt tiền đình mũi do móc, ngoáy mũi (thường ở trẻ nhỏ)

- Do khối u: U Lành : (u xơ vòm, u máu..)/ Ác ( ung thư vòm, ung thư mũi xoang…)

- Chấn thương :
+ TN lao động, sinh hoạt : chấn thương vỡ tháp mũi, chấn thương tầng giữa sọ mặt
+ Sau phẫu thuật Tai mũi họng – hàm mặt : nội soi mũi xoang, cắt cuốn dưới, tạo hình mũi...
- Dị vật mũi

- Giải phẫu bất thường: phình mạch, dị hình vách ngăn
- Nhiễm độc tại chỗ : hít phải acid độc hại: sulfuric..
2. Toàn thân
- Bệnh lý tim mạch:Cao Huyết áp, Xơ vữa động mạch, Bệnh lý tim bẩm sinh: tứ chứng Fallot..
- Bệnh lý máu:Hemophillia, rối loạn tiểu cầu, Suy tủy,bệnh Bạch cầu cấp – mạn, Rendu - Osler
- Bệnh lý mạn tính : xơ gan..
- Bệnh lý cấp tính: cúm, sốt xuất huyết, sốt rét…
- Nguyên nhân khác : dùng thuốc chống đông, corticoid kéo dài, thay đổi nội tiết (có thai, kinh nguyệt )…
3. Chảy máu mũi vô căn : chảy máu mũi nhưng không tìm ra nguyên nhân nào

XỬ LÝ CHẢY MÁU MŨI TẠI NHÀ
Các bước xử lí đúng khi bị chảy máu cam:
  • Bước 1: Bình tĩnh tìm 1 chỗ bằng phẳng để ngồi xuống
  • Bước 2: Hơi cúi đầu về phía trước, dùng ngón tay ấn chặt phần cánh mũi đang chảy máu (nếu chỉ chảy 1 bên).
  • Bước 3: Dùng khăn giấy, bông sạch thấm phần máu chảy ra, tuyệt đối không đưa sâu vào trong mũi
  • Lưu ý: Nếu sau 10-15 phút, máu vẫn không ngừng chảy thì hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế ngay lập tức để được xử lí kịp thời.
Khi máu đã ngừng chảy, bạn có thể đặt một túi đá nhỏ trên mũi để giảm đau và sưng. Tuyệt đối không ngoáy hay xì mũi trong vài giờ sau khi chảy máu cam. Tránh các chất kích thích như khói thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút; lượng máu chảy nhiều
- Chảy máu mũi xảy ra sau một chấn thương
- Cảm nhận hoặc nếm thấy máu trong cổ họng ngay cả khi máu đã ngừng chảy
- Chảy máu kèm các triệu chứng chóng mặt, sốt cao hoặc nôn
- Chảy máu mũi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi
- Chảy máu thường xuyên
- Chảy máu sau khi sử dụng thuốc hoặc trong tình trạng sức khỏe không tốt
Theo: Wikihow