CÁCH SƠ CỨU BỎNG TẠI NHÀ

tháng 12 01, 2019
Bỏng là một trong những những tai nạn hay gặp nhất tại nhà, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bỏng, đa số trường hợp có thể hồi phục mà không để lại hậu quả nào nghiêm trọng. Những trường hợp bỏng nặng cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức để dự phòng các biến chứng và tử vong.

1. Phân loại mức độ vết thương do bỏng

Nếu không biết mức độ bị bỏng thì không thể sơ cứu đúng cách được. Hãy đánh giá mức độ tổn thương mô dựa vào các tiêu chuẩn phân loại bỏng sau:

Bỏng độ 1:


Bỏng độ 1
Là loại bỏng ít nghiêm trọng nhất, nó chỉ gây ảnh hưởng tới lớp da ngoài cùng (thượng bì). Biểu hiện bởi các dấu hiệu đỏ, đau và phù nề vùng da bị tổn thương.

Bỏng độ 2


Bỏng độ 2
Bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn. Nó có thể gây ra: Da đỏ hoặc trắng, phù nề, đau, xuất hiện các bọng nước.

Bỏng độ 3 

Đây là tổn thương bỏng nghiêm trọng ảnh hưởng tới tất cả các lớp da và tổ chức mỡ dưới da. Cơ và thậm chí xương có thể bị ảnh hưởng.

Bỏng độ 3
Các vùng bỏng có thể bị cháy đen hoặc có màu trắng. Lúc này người bệnh có thể có các biểu hiện của sốc, nguy hiểm đến tính mạng.

2.1. Xử trí khi bị bỏng

Khi bị bỏng, việc đầu tiên cần làm là cách ly bệnh nhân ra chỗ thoáng mát. Đánh giá tình trạng, mức độ bỏng của bệnh nhân.

2.1. Đối với bỏng nhẹ (Độ 1, độ 2 với kích thước tổn thương nhỏ)


Xử trí khi bị bỏng (ảnh internet)
-Tưới nước mát lên vết bỏng từ 10-15 phút hoặc ngâm vết bỏng trong nước mát cho đến khi hết đau. Vết bỏng được làm mát sẽ đỡ phù nề và làm dịu cảm giác đau do da được hạ nhiệt.
– Tháo trang sức hoặc bất cứ thứ gì thắt chặt khỏi vùng tổn thương bỏng trước khi bị phù nề.
– Không làm vỡ các bọng nước. Nếu bọng nước vỡ, làm sạch nhẹ nhàng vùng tổn thương bằng nước, bôi thuốc mỡ kháng sinh, và che phủ tổn thương bằng một miếng băng gạc không dính.
– Bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem hydrocortisone liều thấp vì nó có thể làm giảm đau trong một số trường hợp
– Nếu cần thiết có thể sử dụng thuốc giảm đau như: ibuprofen, naproxen sodium hoặc acetaminophen.

2.2. Bỏng nặng (độ 3)


Bỏng nặng (ảnh internet)
Với bỏng loại này, tổn thương có thể nghiêm trọng đến mức bạn không thể cảm thấy đau bởi các dây thần kinh đã bị tổn thương. Khi bị bỏng độ 3 phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi đợi xe cấp cứu cần:
  • Nâng vùng tổn thương bỏng cao hơn tim nếu có thể.
  • Tháo trang sức hoặc bất cứ thứ gì thắt chặt khỏi vùng tổn thương.
  • Sử dụng băng ẩm mát hoặc quần áo sạch che phủ vùng tổn thương bỏng.
  • Không nhúng tổn thương bỏng nặng và rộng trong nước lạnh vì sẽ dễ làm mất nhiệt cho cơ thể.

3. Lưu ý

  • Bỏng độ 2 mà kích thước tổn thương lớn hoặc tổn thương bao gồm ở bàn tay, bàn chân, mặt, háng, mông hoặc khớp lớn thì sơ cứu như bỏng nặng và đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  • Không dùng bông gòn đắp lên vết thương.
  • Tránh các phương pháp tự điều trị như bôi bơ hoặc trứng… bởi những phương pháp này chưa được chứng minh là có hiệu quả.
  • Quần áo dính vào da không nên cởi mà cần cắt bỏ.

Nguồn: ThaythuocVN

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »