NGẮN HÃM LƯỠI (PHANH LƯỠI)

tháng 3 23, 2021

Tại Long An, Các mẹ có thể đưa bé đến Trung Tâm Nhi - Tai Mũi Họng Đức Phúc để khám và xử trí sớm dị tật này.











1. Làm sao để phát hiện bệnh nhân ngắn hãm lưỡi ?
+ Trẻ sau sinh
* Khó bú
* Khó nuốt ở trẻ ăn dặm
* Chậm nói
* Khó phát âm
* Nói ngọng: chủ yếu trẻ phát âm sai các phụ âm: r, s, z.kh, tr, l
- khi quan sát ta thấy lưỡi như hình minh họa
- Theo phân loại của Kotlow chia làm 4 độ Ta có thể sự dụng bộ dụng củ ( ảnh minh họa ) để đo
* Mức độ 1: dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm
* Mức độ 2: dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm
* Mức độ 3: dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm
* Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm

2. Khi nào nên mổ ?
Thưởng từ độ 3 và 4 có chỉ định mổ

3. Bệnh nhân mổ gây tê hay mê ?
Nếu bệnh nhân hợp tác ta có thể phẫu thuật gây tê

4. Phương pháp mổ ?
- có thể dùng dao nóng (laser , dao điện ...)
- Dùng dao lạnh ( dao , kéo không sinh nhiệt)

5. Khi nào có thể mổ ?
Tuỳ bv gây mê hay tê được có thể từ 6 tháng , hoặc sơ sinh tuỳ từng nơi

6. Sau mổ bệnh nhân sinh hoạt thế nào ?
- với trẻ em ăn cháo uống sữa
- Người lớn ăn cháo 1 vài ngày đầu

7. Sau mổ ta phải làm gì ?
- Cho trẻ lớn người lớn uống nhiều nước để làm sạch miệng
- Trẻ lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.
- Trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên
Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.

Nguồn: Dr Hưng Lê