TẠI SAO NGƯỜI TẮM ĐÊM THƯỜNG CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CAO ???

tháng 7 02, 2020
Đã có rất nhiều trường hợp tắm đêm bị đột quỵ hoặc tử vong sau khi tắm đêm. Tuy nhiên, người dân vẫn thường thờ ơ với những cảnh báo của các chuyên gia y tế về việc tắm đêm dẫn tới hậu quả đau lòng. Vậy vì sao tắm đêm bị đột quỵ? Chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ  hơn về vấn đề này.

1. Tại sao tắm đêm có thể bị đột quỵ? 

Trên thực tế, tắm đêm không hẳn là nguyên nhân gây đột quỵ mà là một yếu tố thúc đẩy quá trình phát bệnh. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân đột quỵ sau khi tắm đêm chủ yếu là do bệnh nhân đã bị sẵn một hoặc nhiều bệnh lý sau đây:
  • Cao huyết áp
  • Tim mạch
  • Mỡ máu cao
  • Một số bệnh lý nền nguy hiểm khác


Khi kết hợp với những thay đổi trong quá trình tắm đêm, hiểu hiện của bệnh sẽ trở nên dữ dội hơn và có thể dẫn tới đột quỵ. Quá trình này được kích thích bởi các yếu tố sau:
  • 1.1. Đại tiện

    Tiểu tiện, đại tiện trước khi tắm là thói quen của rất nhiều người. Hành động này đi đại tiện có thể làm tăng áp lực ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị và làm tăng áp lực lên động mạch. Những tác động này khiến tim và hệ tuần hoàn trở nên căng thẳng. Đây cũng chính là ý do vì sao những người bị táo bón mạn tín có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch cao hơn.

    1.2. Thay đổi huyết áp đột ngột

    Những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp nên hạn chế tắm vào buổi sáng sớm và đêm muộn. Đây là hai thời điểm được coi là nguy hiểm nhất trong ngày, nhiệt độ xuống thấp và huyết áp lên cao. Sự thay đổi huyết áp đột ngột trong khi tắm có thể gây thiếu máu cục bộ, dẫn tới đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong trong khi tắm hoặc ngay sau khi tắm.

    1.3. Dội nước từ đỉnh đầu xuống 

    Nhiều người có thói quen dội nước lạnh từ trên đỉnh đầu xuống trong khi tắm. Hành động này có thể khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, tạo áp lực gây vỡ động mạch hoặc các mao mạch. Vì vậy, bạn hãy tập thói quen làm ướt từ chân lên đỉnh đầu, thao tác từ từ và nhẹ nhàng để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.

    1.4. Tắm bằng nước lạnh 

    Vào mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng, tắm nước lạnh sẽ giúp chúng ta cảm thấy khoan khoái, thoải mái. Tuy nhiên, nước lạnh có thể làm động mạch co lại, cản trở sự lưu thông của máu lên não và tim.

  • Ngoài ra, việc cơ thể tiếp xúc với nước lạnh đột ngột sẽ làm gia tăng căng thẳng cho hệ thần kinh giao cảm. Nhiệt độ giảm mạnh, huyết áp tăng cao là các yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ.

    2. Một số tác hại khác khác của việc tắm đêm 

    Ngay cả trong mùa hè thì nhiệt độ ban đêm cũng có sự chênh lệch so với ban ngày khiến cơ thể bị mất nhiệt. Chín vì vậy, tắm đêm không chỉ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ mà còn có thể gây ra một số vấn đề sau:
    • Cảm lạnh, cảm cúm
    • Sốt siêu vi, nhiễm trùng phổi, nếu tổn thương không được điều trị có thể gây ung thư phổi
    • Làm suy yếu hệ hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm các bệnh hô hấp mạn tính
    • Gây đau đầu kinh niên vì các mạch máu ở vùng đầu bị ảnh hưởng
    Tắm đêm là một thói quen rất có hại cho sức khỏe cũng như tính mạng của chúng ta. Chính vì vậy, bạn hãy bỏ thói quen tắm đêm để hạn chế những hậu quả đáng tiếc.

Nguồn: Theo Thaythuocvietnam.vn

NHỮNG THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ BỆNH BẠCH HẦU BẠN CẦN BIẾT

tháng 7 02, 2020
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Những triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.

Bệnh bạch hầu có thể lây từ người bệnh sang người lành qua các tiếp xúc thông thường

1. Bệnh bạch hầu là bệnh gì?


Bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở amidan hầu họng, thanh quản, mũi, có các biểu hiện trên da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh có diễn biến cực kỳ phức tạp và nguy hiểm. Đặc biệt, bạch hầu có khả năng lây lan mạnh và bùng phát thành dịch.

2. Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là tác nhân chính gây bệnh bạch hầu. Vi khuẩn có thể lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết của người nhiễm bệnh. Người bệnh có khả năng lây bệnh cho người lành kể cả khi không biểu hiện triệu chứng của bệnh hoặc khi đã hết triệu chứng của bệnh.
Vi khuẩn bạch hầu ảnh hưởng nhiều nhất đến mũi và họng. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ giải phóng ra độc tố, độc tố này sẽ xâm nhập vào dòng máu, gây ra các lớp màng dày, màu xám ở:
● Mũi
● Họng
● Lưỡi
● Đường thở (khí quản)
Trong một số trường hợp, những độc tố do vi khuẩn tiết ra có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm tim, não và thận. Do vậy, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng, ví dụ như viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.

3. Những đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu 

Trẻ em thường được tiêm phòng bệnh bạch hầu từ khi mới sinh nên bệnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin bạch hầu thấp thì bệnh vẫn có thể lây lan. Với những người chưa được tiêm chủng, trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 60 tuổi là những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh bạch hầu.
Những người sau đây cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu:
● Người không được tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch;
● Đi tới vùng dịch hoặc những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp;
● Người bị các rối loạn miễn dịch, ví dụ như bị AIDS;
● Người sống trong môi trường không vệ sinh hoặc quá đông đúc, chật hẹp.

3. Dấu hiệu nhận biết bạch hầu

Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Một số người sẽ không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong khi một số người khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và thường bị nhầm là cảm lạnh thông thường.
Triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amidan. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
● Sốt
● Ớn lạnh
● Sưng các tuyến ở cổ
● Ho ông ổng
● Viêm họng, sưng họng
● Da xanh tái
● Chảy nước dãi
● Có cảm giác lo lắng, sợ hãi.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể sẽ xuất hiện thêm trong quá trình bệnh tiến triển, bao gồm:
● Khó thở hoặc khó nuốt
● Thay đổi thị lực
● Nói lắp
● Các dấu hiệu sốc, ví dụ như da tái và lạnh, vã mồ hôi và tim đập nhanh.

4. Điều trị bạch hầu

Người bị bạch hầu sẽ được tiêm 1 loại giải độc tố đặc hiệu để chống lại độc tố của vi khuẩn, kết hợp với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn bạch hầu. Những trường hợp quá nặng cần phải mở đường thở, hỗ trợ hô hấp, đặt máy tạo nhịp cho tim…

5. Phòng bệnh bạch hầu như thế nào?

Hiện nay, tiêm vắc-xin là giải pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhất. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu thường được tiêm phối hợp với vắc-xin phòng uốn ván và ho gà (vắc-xin DPT) trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc phối hợp trong vắc-xin 5 trong 1, vắc-xin 6 trong 1.
Ngoài ra, để phòng bệnh, các bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
  • Giữ vệ sinh cá nhân và không gian sống;
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn;
  • Đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người;
  • Hạn chế đi tới những nơi đông người và vùng nghi có dịch;
  • Chủ động nâng cao sức đề kháng để phòng bệnh.
Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng. Chính vì vậy, chúng ta hãy tuân thủ các biện pháp phòng bệnh để ngăn chặn bệnh lây lan trong cộng đồng và bùng phát thành dịch.

Nguồn: Theo thaythuocvietnam.vn