WHO CHÍNH THỨC CÔNG BỐ ĐẠI DỊCH COVID-19

tháng 3 11, 2020
Suckhoedoisong.vn - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 lan rộng tại 114 quốc gia/vùng lãnh thổ, hơn 4000 người tử vong đã chính thức trở thành đại dịch.
"Đây là đại dịch đầu tiên do coronavirus gây ra", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố tại họp báo ở Geneva.
Mặc dù đã nâng cảnh báo y tế lên mức cao nhất, người đứng đầu WHO cho biết vẫn còn hy vọng có thể khống chế dịch bệnh COVID-19. Ông thúc giục các quốc gia cần phải hành động ngay để đầy lùi dịch bệnh.


"WHO đã lên sẵn kịch bản ứng phó với COVID-19 kể từ khi xuất hiện các ca nhiễm đầu tiên", ông Tedros nói. WHO kêu gọi các quốc gia hành động khẩn trương và quyết liệt.
Tới nay, toàn thế giới ghi nhận trên 120 nghìn ca nhiễm COVID-19. Tâm dịch xuất hiện ở Trung Quốc, Italy, Iran, Hàn Quốc. Trung Quốc trên 80 nghìn ca nhiễm, Italy trên 10 nghìn ca nhiễm, Iran 9 nghìn ca nhiễm, Hàn Quốc trên 7,7 nghìn. Dịch cũng đã lan rộng ra 47 quốc gia/vùng lãnh thổ của châu Âu. Một vài quốc gia châu Âu đang là điểm nóng ngoài Italy như Tây Ban Nha trên 2 nghìn ca nhiễm, Đức trên 1,6 nghìn ca nhiễm. Ở bên kia bờ đại dương, Hoa Kỳ cũng ghi nhận trên 1 nghìn ca nhiễm.
Trong vòng 2 tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần, số lượng quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc tăng gấp 3 lần, người đứng đầu WHO thừa nhận. WHO lo ngại trong những ngày tới và trong những tuần sắp tới, số ca mắc, số lượng người tử vong cũng như số lượng quốc gia/vùng lãnh thổ có ca mắc COVID-19 sẽ còn tăng lên.
WHO quan ngại sâu sắc, cả về mức độ lây lan cũng như mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, và tình trạng báo động về việc các nhà lãnh đạo thế giới chưa tích cực trong việc ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Do vậy mà WHO đã quyết định đánh giá COVID-19 mang đặc điểm của một đại dịch.
Bằng cách công bố đại dịch COVID-19, WHO đưa COVID-19 vượt lên trên cả các dịch bệnh gây chết người như Ebola ở Congo, Zika năm 2016, và Ebola năm 2014 ở Tây Phi. Những dịch bệnh này đều là trường hợp khẩn cấp quốc tế.

Vào tháng 1, WHO từng công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu khi các ca nhiễm tăng vọt ở Trung Quốc, nơi virus lần đầu tiên được phát hiện.
4 quốc gia tâm dịch: Trung Quốc, Italy, Iran và Hàn Quốc đang tiến hành những biện pháp triệt để để làm chậm tốc độ lây lan của dịch COVID-19. Căn bệnh này gây tỷ lệ tử vong cao hơn cho người cao tuổi và những ai có bệnh mạn tính hay tình trạng sức khỏe kém.
Ông Tedros nhận định Trung Quốc và Hàn Quốc đã đạt thành công trong khống chế ca nhiễm mới. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan ra toàn cầu.
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19) theo báo cáo mới nhất của WHO rút ra từ hơn 70 nghìn ca ở Trung Quốc là: sốt (88%); ho khan (68%); mệt mỏi (38%); có đờm (33%). Theo WHO, Khó thở xảy ra ở khoảng gần 20% ca bệnh, và khoảng 13% viêm họng hay đau đầu.
Nguyễn Vân
(theo NPR)

Bác sỹ Việt Nam chỉ ra cách có thể loại bỏ Covid-19 khi lỡ hít phải

tháng 3 08, 2020

Sau khi nghiên cứu cơ chế vi rút Covid-19 thâm nhập,  tấn công cơ thể, bác sỹ TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - đã chỉ ra "lá chắn" cuối cùng dể loại trừ Covid-19 khi đã lỡ tiếp xúc với chúng.



TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - người trực tiếp điều trị thành công cho hai cha con người Trung Quốc mắc Covid-19.
Zing dẫn lời TS.BS Lê Quốc Hùng cho biết: Cơ chế nhiễm và gây bệnh của Covid-19 như sau: Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây gọi là giai đoạn ủ bệnh.
Đến một lúc nào đó, tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.
Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.
Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2 m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay... như Bộ Y tế đã thông báo.Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác, TS. BS Lê Quốc Hùng cho rừng chúng ta phải cố gắn ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình.
"Tuy nhiên, kinh nghiệm của bản thân tôi thì còn một nút chặn sau cùng phòng khi những biện pháp trên bị bỏ qua. Đây là nút chặn vô cùng quan trọng, mặc dù cũng đã được nhắc tới nhưng có thể việc thực hiện chưa đúng và đủ.
Nút chặn này là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức “tường lửa” nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để tiêu diệt nó. - ông nói. -  Các virus sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để tiêu diệt nó. Như vậy, kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm, dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng để phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh."
Cũng theo ông, việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ.

 TS.BS Lê Quốc Hùng cũng khuyến cáo một số nguyên tắc cơ bản sau:
1. Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
2. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ. Càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.
3. Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.
4. Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.
5. Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.
6. Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.
                                                                                                                      Theo Thanh Minh
  Báo Pháp luật Việt Nam