CÁCH TỰ LÀM NƯỚC RỬA TAY KHÔ CHỐNG VIRUS CORONA THEO HƯỚNG DẪN WHO

tháng 2 17, 2020

Dịch viêm phổi lạ khiến nước rửa tay khô trở thành một mặt hàng đắt đỏ và khan hiếm. Nếu bạn đang khốn đốn với tình trạng này, tại sao không thử tự pha chế dung dịch rửa tay khô với chất lượng không hề thua kém, theo hướng dẫn từ Tổ chức Y tế thế giới WHO.


ửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa lây nhiễm virus corona mới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, hãy thường xuyên rửa tay khi đến những khu vực có nguy cơ cao như phương tiện giao thông công cộng, nơi tập trung đông người, bệnh viện, chợ buôn bán động vật, các sản phẩm động vật.
Dưới đây là công thức tự pha chế nước rửa tay khô diệt khuẩn theo hướng dẫn của WHO. Lưu ý, công thức này dùng để pha 10 lít dung dịch rửa tay. Nếu pha chế theo thể tích khác chỉ cần đảm bảo tỉ lệ giữa các thành phần. Ngoài ra, WHO cũng khuyến cáo, với điều kiện cơ sở vật chất tại gia đình, thể tích mỗi mẻ pha chế không được vượt quá 50 lít, để đảm bảo an toàn.

Nguồn: dantri.vn

BẠN ĐÃ BIẾT RỬA TAY ĐÚNG CÁCH ĐỂ NGỪA NCOV ?

tháng 2 03, 2020
Rửa tay với xà phòng ai cũng tưởng đơn giản, nhưng nếu rửa không đúng cách, không đúng thời điểm thì tay vẫn không sạch, vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh...

Rửa tay đúng cách với xà phòng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rửa tay được coi là liều vắc-xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể cứu sống hàng triệu người. Các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn cho biết, các bệnh truyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giữ gìn vệ sinh, trong đó có rửa tay bằng xà phòng. Theo đó, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn, virut gây bệnh tiêu chảy, bệnh đã làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới. Việc rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp giảm 35-47% nguy cơ các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn... Những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động Phong trào vệ sinh yêu nước trong đó có triển khai rửa tay với xà phòng ở tại bệnh viện và cộng đồng. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng. Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30 giây. Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng có nguy cơ nhiễm virut cúm, bắt tay với người nghi nhiễm cúm... Cụ thể:
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Cách bảo quản xà phòng rửa tay

Xà phòng thường có nhiều dạng khác nhau: Dạng bánh, dạng dung dịch hoặc dạng bột. Mặc dù đã được bổ sung chất dưỡng da và được điều chế ở pH trung tính, rửa tay bằng nước và xà phòng thường vẫn có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như viêm da kích ứng hoặc khô da. Trực khuẩn gram (-) và các vi khuẩn gây bệnh  có thể phát triển  khi xà phòng không được bảo quản đúng cách. Để bảo quản xà phòng khỏi nhiễm khuẩn, nếu để hở ra môi trường bên ngoài cần để xà phòng ở nơi khô ráo, có nắp và lỗ thoát nước để xà phòng luôn sạch sẽ.
Nguồn: Xuân Thủy - Suckhoedoisong.vn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHẨU TRANG ĐÚNG CÁCH TRONG CỘNG ĐỒNG, TẠI NHÀ VÀ CÁC CỞ SỞ Y TẾ

tháng 2 02, 2020
Đeo khẩu trang y tế là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm 2019nCoV, ở các khu vực bị ảnh hưởng.

Tư vấn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc sử dụng khẩu trang y tế trong cộng đồng, tại nhà và tại các cơ sở y tế  trong bối cảnh dịch Coronavirus (2019-nCov)
1. Lời khuyên chung
Đeo khẩu trang y tế là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm 2019nCoV, ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, chỉ sử dụng mặt nạ là KHÔNG ĐỦ và cần được kết hợp với các biện pháp khác như vệ sinh tay và các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác để ngăn chặn sự lây truyền từ người sang người nếu nghi ngờ 2019-nCov
2. Trong cộng đồng


3. Tại nhà
WHO khuyến cáo rằng các trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn 2019-nCoV nên được phòng ngừa cách ly và được theo dõi trong môi trường bệnh viện. Điều này sẽ đảm bảo cả sự an toàn, chất lượng chăm sóc y tế (trong trường hợp bệnh nhân diễn tiến xấu đi) và an ninh y tế công cộng.
Tuy nhiên, vì một số lý do, ví dụ như  khả năng và nguồn lực hạn chế không thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân nội trú tại bệnh viện, hoặc trong trường hợp từ chối nhập viện, có thể cần cân nhắc phải chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Trong trường hợp này,


4. Tại các cơ sở y tế

5. Hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách