ĐIẾC ĐỘT NGỘT

tháng 2 26, 2019

Image result for ĐIẾC ĐỘT NGỘT
Điếc đột ngột là một bệnh nguy hiểm vì nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến điếc vĩnh viễn. Bệnh đang ngày càng trẻ hóa và gia tăng. 
Vì thế, việc nhận biết các triệu chứng bât thường, đến khám tại Bác Sĩ chuyên khoa kịp thời sẽ hạn chế các vấn đề đáng tiếc. 
Mời mọi người cùng xem VideoClip để hiểu rõ hơn.






HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ SỐT TẠI NHÀ

tháng 2 26, 2019
Sốt là vấn đề thường gặp ở trẻ em. Thế nhưng chăm sóc thế nào đúng và tốt cho bé là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh vẫn hay lo lắng.
Mời mọi người xem videoclip để nắm rõ hơn cách chăm sóc, cũng như các dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.




CÁCH VỆ SINH TAI MŨI HỌNG CHO TRẺ SƠ SINH

tháng 2 25, 2019


Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ là một việc làm cần thiết. Bởi tai mũi họng của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm, do vậy, theo các chuyên gia y tế, để đảm bảo an toàn cho trẻ, phụ huynh nên thực hiện đúng những lưu ý trong cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh sau:
Cách vệ sinh tai:
  • Tai của trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm, nên tốt nhất, cha mẹ chỉ nên vệ sinh sạch sẽ ở vùng vành tai, không ngoáy sâu vào bên trong.
  • Nếu muốn làm sạch ráy tai, phụ huynh hãy sử dụng khăn giấy mềm, rồi xoắn nhẹ ở 1 góc sau đó đưa vào tai bé rồi xoay tròn nhẹ nhàng để làm sạch ráy tai.
  • Lưu ý: Không nên sử dụng bông tăm, bởi đây là cách sai lầm, nó có thể gây tổn thương tai nghiêm trọng, khiến tai trẻ bị ảnh hưởng.
cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh
Tuyệt đối không dùng bông tăm để vệ sinh tai cho trẻ.
Cách vệ sinh mũi:
  • Mũi của trẻ cần được làm sạch thường xuyên, vì nó liên quan trực tiếp đến hô hấp của trẻ. Khi vệ sinh mũi cho trẻ mẹ hãy dùng 1 chiếc khăn sạch, mềm để lau, tuyệt đối không nên dù móng tay hay vật cứng để lấy gỉ mũi của trẻ, vì nó dễ làm tổn thương niêm mạc mũi đang còn non nớt của bé.
  • Ngoài ra, có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ, sau đó lấy khăn mềm lau sạch chất nhầy chảy ra. Lúc nhỏ nước muối sinh lý nên cho trẻ nằm nghiêng 1 bên để tránh tình trạng nước muối chảy vào họng gây khó chịu cho trẻ.
cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ
Nhỏ nước muối sinh lý mũi trẻ là cách vệ sinh mũi rất hiệu quả và an toàn.
Cách vệ sinh họng:
  • Họng của trẻ là nơi trực tiếp tiếp xúc với thức ăn nên việc vệ sinh miệng và họng sạch sẽ mỗi ngày ra rất cần thiết, giúp trẻ tránh những bệnh về họng hiệu quả.
  • Khi vệ sinh họng, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng hoặc 1 chiếc khăn mềm sạch, sau đó, giặt khăn với nước sạch rồi quấn 1 ngón tay vào khăn mềm và đưa vào miệng trẻ để làm sạch khoang miệng cũng như vòm họng.
cách vệ sinh tai mũi họng
Vệ sinh miệng cũng như cổ họng cho trẻ mỗi ngày để làm sạch vụ thực phẩm bám lại sau khi ăn.

Vệ sinh tai mũi họng không chỉ làm sạch tai mũi họng cho trẻ mà còn có tác dụng phòng bệnh liên quan rất hiệu quả, nên tốt nhất cha mẹ hãy thực hiện thường xuyên.

HƯỚNG DẪN CÁCH XÌ MŨI ĐÚNG

tháng 2 22, 2019

Xịt mũi và xì mũi là động tác thường thực hiện khi bị mắc các vấn đề về mũi xoang. 

Xì mũi giúp đẩy các dị nhầy trong khe sàn mũi ra khỏi cơ thể nhằm tạo sự thông thoáng cho mũi và giúp người bệnh dễ chịu

Tuy nhiên, việc xì mũi sai cách có thể làm ù tai, viêm tai giữa (đặc biệt là ở trẻ nhỏ) hoặc làm viêm mũi xoang trầm trọng hơn.

Vì thế, để thực hiện việc xì mũi đúng cách nhằm mang lại hiệu quả phòng và trị bệnh tốt hơn. Mời xem videolip


UNG THƯ VÒM HỌNG

tháng 2 22, 2019


- Tại Việt Nam, đây là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất và đứng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở nam giới, tuổi từ 40 – 60.
- Theo GS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, đến nay nguyên nhân của ung thư vòm họng chưa được xác định rõ ràng nhưng ngoài tuổi tác, còn một số yếu tố nguy cơ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh như: thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, trứng, các loại củ), vệ sinh răng miệng kém, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá... 
- Triệu chứng khó phát hiện
 Ung thư vòm họng thường khó phát hiện sớm do bệnh tiến triển âm thầm, hầu như không biểu hiện triệu chứng gì đáng kể ở những giai đoạn đầu và chỉ phát tác mạnh mẽ khi đến giai đoạn cuối, làm người bệnh không kịp trở tay.
Tại Việt Nam, hơn 70% ung thư vòm họng đến viện khi đã ở giai đoạn muộn. Trong khi nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa trị khỏi rất lớn, hiệu quả sống trên 5 năm cao. Có người 20 năm nhưng chưa phát hiện tái phát.
Bởi vì triệu chứng không đặc hiệu nên ở giai đoạn đầu, ung thư vòm họng dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm, đau họng thông thường.
Các triệu chứng thường gặp của Ung Thư Vòm Họng: 
+ Chảy máu mũi và nghẹt mũi một bên.
+ Nuốt khó, thay đổi giọng nói nếu khối u phát triển xung quanh các dây thanh âm; Ho dai dẳng kéo dài, giọng khàn đi sau khi đã khỏi.
+ Ù tai, nhức đầu (bên chảy máu mũi). Còn nếu bị nhức đầu, nổi hạch góc hàm, nổi hạch ở cổ, lồi mắt, sụp mi, mắt bị lé thì bệnh đã rất nặng, lúc này khối u đã gây ra các hạch cứng, dù người bệnh không có cảm giác đau đớn.
Vì các triệu chứng của Ung Thư Vòm Họng thường dễ nhầm lẫn và khó phát hiện nên khi gặp các triệu chứng bất thường trên, bệnh kéo dài và tái lại nhiều lần. Bệnh nhân nên đến phòng khám chuyên khoa để được khám và chẩn đoán.

RÁY TAI - VIÊM ÔNG TAI NGOÀI

tháng 2 20, 2019
LẤY RÁY TAI THẾ NÀO? CÓ NÊN LẤY RÁY TAI KHÔNG? LÀM SAO LẤY RÁY TAI CHO TRẺ EM ? ...?
Bài viết nói sơ lược về cấu tạo tai, một số dấu hiệu viêm tai và cách chăm sóc ... để mọi người nắm rõ hơn
  Cấu Tạo và Hoạt Động Sinh Lý Ống Tai Ngoài
-Tai của chúng ta cấu tạo 3 phần chính gồm: tai ngoài, tai giữa, tai trong 
-Hoạt đông sinh lý của ông tai như thế nào và nguyên nhân gây viêm ống tai là gì?
Ống tai của chúng ta có hai phần: 
+Phần ngoài cấu tạo bởi sụn da bọc ngoại da ở phần này có lông và các tuyến tiết dich để hình thành ráy tai. 
+ Phần trong của ống thì cấu tạo bởi xương bọc ngoài da,da ở đây không có lông và không có tuyến tiết dịch mà chỉ hình thành các tế bào da chết theo xu hướng chúng cũng sẽ được đưa ra ngoài ống tai. 
👉👉Như vậy ráy tai của chúng ta được hình thành nằm rất nông phía ngoài, đồng thời do hoạt động của khớp nhai( ăn và nói) ráy tai của ta được đưa ra tận cửa ống tai. Vì vậy mà việc ngoái tai sâu trong để lấy ráy tai là không cần thiết mà mình chỉ cần lau nhẹ phía ngoài hoặc dùng gắp lấy ra khi ráy ở cửa tai. không nhỏ bất kỳ thuốc gì vào tai khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Các nguyên nhân thường gặp gây viêm tai ngoài
Bất kỳ sự rối loạn nào trong quá trình vận chuyển ráy và tế bào trên bị cản trở đều gây tình trang viêm ông tai ngoài:
-Sang chấn ống tai: chấn thương trực tiếp vào ống tai, thói quen ngoáy tai(lấy ráy tai) không đúng.
-Bơi lội thường xuyên gây tân tạo xương ống tai làm hẹp ống tai.
-Bệnh lý ngoài da của ống tai( chàm).
-Ráy tai bít kín ống tai.
-Người sủ dụng máy trợ tính hoặc nút tai làm bít kín ống tai.
-Sử dụng thuốc nhỏ tai quá mức.
Các dấu hiệu cần đến gặp BS chuyên khoa 
Khi có triệu chứng dưới đây bạn nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được khám và nội soi tai mũi hong để được chẩn đoán chính xác:
-Ngứa tai
-Đau tai
-Ù tai
-Chảy tai
Khi đó bác sĩ có thể phải làm sạch và bôi thuốc vào tai cho bạn nếu có viêm nhiễm.

👉Phòng bệnh hơn để mắc bệnh mới đến khám, bạn nên thướng xuyên khiểm tra tai khi:
-Trước và sau mùa bơi lội hay đi biển
- Định kỳ với bạn có cơ địa tạo ráy nhiều
- Với bạn đeo máy trợ thính cần lấy ráy tai định kỳ đặc biết trước khi đi thử máy.
TAI LÀ CƠ QUAN TINH TẾ CẦN CHĂM SÓC CHU ĐÁO VÀ THƯỜNG XUYÊN.

CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAI CHÂN MIỆNG

tháng 2 20, 2019
Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có những dấu hiệu sau:
Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc, rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường hiểu sai, là do bé có các nốt đau miệng. Nhưng thực tế ,đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. 
ảnh 2
Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Phụ huynh cần chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng rất giống so với những bệnh thông thường ở trẻ, nhưng nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi thậm chí dẫn đến tử vong.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng.
Theo Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, có đến 80% số ca bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Việc chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà, các bậc phụ huynh phải chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp trẻ không thuyên giảm, cần phải đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng:
Về chế độ dinh dưỡng:
Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.
Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng cần chọn lựa nhưng thực phẩm mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Một số những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường…
Nếu trẻ ăn kém, nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Không gắng gượng ép trẻ ăn sẽ gây cho trẻ tâm lý sợ ăn.
Khi cho trẻ ăn, nên dùng loại thìa nhỏ, không có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của bé .
ảnh 3
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần tăng cường bổ sung Vitamin C cho bé thông qua rau xanh, nước hoa quả tươi mát.
Đối với trẻ còn đang bú mẹ, tiếp tục cho bé bú không nên dừng và có thể cho bé bú nhiều lần.
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, khi thấy trẻ giảm bệnh tay chân miệng, nên dần dần tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng lứa tuổi, không nên cho bé ăn kiêng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ bị tay chân miệng:
Chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau và các thuốc khác do bác sĩ kê. Bù đủ nước cho trẻ nếu có sốt cao. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được.
Cách ly:
Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng để trẻ nhanh khỏi cần cách ly trẻ và thực hiện vệ sinh thân thể: Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch, để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành.
Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.
Vệ sinh cá nhân:
Trẻ bị tay chân miệng phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch.
ảnh 4Vệ sinh cá nhân thường xuyên, khuyến khích trẻ rửa tay nhiều lần bằng xà phòng
Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh tay chân miệng trên đôi tay của trẻ.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng phụ huynh cần tránh quan niệm sai lầm như: Kiêng tắm, kiêng gió - ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra. Chính những sai lầm này là nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng phải tạo môi trường sống trong lành, an toàn cho trẻ. Phòng sinh hoạt của trẻ cần thông thoáng, sàn nhà thường xuyên phải lau chùi sạch sẽ.
Cần theo dõi sát tình trạng bệnh: Tốt nhất trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh, ngoài việc chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo đơn thì hằng ngày nên tái khám để phát hiện sớm những diễn biến bất thường. Chú ý, bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng virut có thể còn tồn trong phân vài tháng sau.
Trong thời gian chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng nếu thấy các dấu hiệu bất thường: Sốt cao; thở bất thường; quấy khóc liên tục; khó ngủ hoặc ngủ li bì hoặc ngủ gà; giật mình, hốt hoảng, chới với; ngồi không vững hoặc đi loạng choạng; run tay, chân hoặc co giật; vả mồ hôi; nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú; yếu tay chân; da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái cần phải đưa trẻ ngay đến bệnh viện để điều trị.